ĐTC Phanxicô điện đàm với Tổng thống Ucraina Volodymyr Zelensky
Tổng thống Ucraina cảm ơn ĐTC Phanxicô đã cầu nguyện cho hòa bình ở Ucraina, và nói rằng người dân Ucraina cảm nhận “sự nâng đỡ tinh thần” của ngài.
Hôm nay (26/2), Đức Thánh Cha đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ucraina Volodymyr Zelensky. Thông tin đã được xác nhận bởi ông Matteo Bruni, giám đốc phòng báo chí Toà Thánh. Cuộc điện đàm diễn ra trong lúc tin tức bi thảm liên tục được đưa từ tuyến đầu của cuộc chiến và cuộc giao tranh trên đường phố Kiev.
Đại sứ Ucraina cạnh Toà Thánh đăng trên twitter rằng: ĐTC Phanxicô bày tỏ “nỗi buồn sâu sắc nhất của ngài đối với những sự kiện bi thảm đang diễn ra ở đất nước chúng ta”.
Một tweet khác được đăng bởi chính Tổng thống Zelensky: “Tôi cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện cho hòa bình ở Ucraina và một hiệp định đình chiến. Người dân Ucraina cảm nhận sự nâng đỡ tinh thần của ngài”.
Hôm nay, ngày thứ hai liên tiếp, Đức Thánh Cha đã sử dụng tiếng Ucraina và tiếng Nga đăng tweet trên tài khoản Twitter @Pontifex để mạnh mẽ nói không với chiến tranh rằng:
“Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng sự vô nghĩa tàn ác của bạo lực được giải đáp bằng khí giới của Thiên Chúa, bằng cầu nguyện và ăn chay. Xin Nữ Vương Hòa bình bảo vệ thế giới khỏi sự điên cuồng của chiến tranh.”
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 23/2 Đức Thánh Cha , ĐTC mời gọi mọi người “vào ngày 2/3 tới, Thứ Tư Lễ Tro, là Ngày ăn chay vì hòa bình.” Ngài nói rằng: “Tôi đặc biệt khuyến khích các tín hữu tận tâm hết lòng cho việc cầu nguyện và ăn chay vào ngày đó.”
Sáng hôm qua (25/2), Đức Thánh Cha đã bày tỏ mối quan tâm của mình về cuộc xung đột bằng cách đích thân đến Đại sứ quán Liên bang Nga cạnh Tòa thánh và đối thoại trong khoảng 30 phút.
Hôm qua, câu tweet được đăng bằng tiếng Ucraina và tiếng Nga trên tài khoản Twitter @Pontifex được trích từ thông điệp Fratelli tutti:
“Mỗi cuộc chiến đều khiến thế giới của chúng ta trở nên tồi tệ hơn trước. Chiến tranh là một thất bại của chính trị và của nhân loại, một sự đầu hàng đáng xấu hổ, một thất bại nhức nhối trước các thế lực của cái ác”.
Cũng trong ngày hôm qua, Đức Thánh Cha đã điện thoại cho Đức TGM Sviatoslav Shevchuk, TGM trưởng của Kiev-Halyč của Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina, để biết thông tin về tình hình ở Kiev và Ucraina, và bày tỏ sự sẵn sàng làm mọi điều ngài có thể để giúp chấm dứt xung đột tại Ucraina. Ngài cảm ơn Giáo hội Công giáo Đông phương Ucraina vì sự gần gũi của họ với người dân Ucraina, và cung cấp tầng hầm của Nhà thờ Chúa Phục sinh ở Kiev để làm nơi trú ẩn cho mọi người.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha bảo đảm với Đức tổng giám mục Shevchuk sự gần gũi, hỗ trợ và lời cầu nguyện của ngài cho Ucraina.
Nguồn: vaticannews.va
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha bổ nhiệm người nữ đầu tiên làm Bộ trưởng ở Vatican
-
Bài giảng Lễ Chúa Hiển Linh ngày 06/01/2025: Ba đặc tính của ngôi sao chỉ đường -
Đức Hồng y Filipe Neri Ferrão, tân Chủ tịch của FABC -
Cuộc Gặp mặt Giới trẻ Châu Âu lần thứ 47 tại Tallinn -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi các bạn trẻ Taizé nhân dịp Cuộc Gặp mặt Châu Âu lần thứ 47 -
Chúa nhật, thứ Bảy và lễ Vọng: Sự khác biệt giữa thánh lễ chiều hôm trước và lễ Vọng -
12 sự kiện đánh dấu năm 2024 của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Huấn dụ Lễ Thánh Stêphanô tử đạo (26/12/2024) - Tử đạo và tha thứ -
Sứ điệp Giáng sinh năm 2024 và Phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha -
Lễ Đêm Giáng Sinh 2024 - Niềm hy vọng
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô