ĐTC khuyến khích các tín hữu cảm thông đồng hành với các bệnh nhân
Trong Sứ điệp Ngày Thế giới các Bệnh nhân lần thứ 31, Đức Thánh Cha khuyến khích các Kitô hữu theo gương người Samari nhân lành bày tỏ lòng trắc ẩn và chăm sóc người bệnh trong thế giới đang loại bỏ những người dễ bị tổn thương nhất.Ngày Thế giới các Bệnh nhân lần thứ 31 sẽ được cử hành vào ngày 11/2 tới đây. Sứ điệp năm nay có chủ đề là “Hãy chăm sóc anh ta: Lòng trắc ẩn như một tập luyện chữa lành trong tinh thần hiệp hành”, được trích ý từ dụ ngôn Người Samari nhân lành trong Tin Mừng Thánh Mát-thêu.
Trong Sứ điệp, Đức Thánh Cha nêu bật lòng trắc ẩn và sự chăm sóc đối với người bệnh “như một sự thực hành chữa lành trong tinh thần hiệp hành, điều mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta; ngài lưu ý rằng nếu bệnh tật là một phần trong thân phận con người của chúng ta, thì việc người ta trải qua bệnh tật trong cô đơn và bị bỏ rơi, không được chăm sóc và cảm thông là điều vô nhân đạo. Đức Thánh Cha nói: “Kinh nghiệm hoang mang, bệnh tật và yếu đuối là một phần của cuộc hành trình của con người. Những điều này không hề loại trừ chúng ta khỏi dân Chúa, nhưng đưa chúng ta đến trung tâm của sự chú ý của Chúa, vì Người là Cha của chúng ta và không muốn mất dù chỉ một người con của Người dọc trên đường đi.”
Đức Thánh Cha nhận định rằng tình trạng của người bị cướp đánh trong dụ ngôn người Samari nhân lành cũng là kinh nghiệm của nhiều anh chị em của chúng ta ngày nay, “những người bị bỏ rơi vào thời điểm mà họ cần sự giúp đỡ nhất.” Thật vậy, ngài nói tiếp, “Có một mối liên hệ sâu sắc giữa dụ ngôn này của Chúa Giêsu với nhiều cách thế mà tình huynh đệ bị phủ nhận trong thế giới ngày nay, trong đó không còn dễ dàng để phân biệt các cuộc tấn công vào sự sống và phẩm giá con người phát sinh bởi những nguyên nhân tự nhiên với những nguyên nhân do bất công và bạo lực gây ra.” Và ngài kết luận rằng hành động của người Samari, một người dân ngoại bị khinh rẻ, “động lòng trắc ẩn và chăm sóc người lạ mặt trên đường, coi anh ta như một người anh em đã tạo ra sự khác biệt và làm cho thế giới trở nên huynh đệ hơn.”
Trong thế giới bị thống trị bởi “nền văn hóa hiệu quả đang lan tràn”, điều thúc đẩy chúng ta che giấu sự yếu đuối của mình dưới tấm thảm, “không chừa chỗ cho sự yếu đuối của con người chúng ta”, theo Đức Thánh Cha, Giáo hội được kêu gọi “đo lường mình theo gương của người Samari nhân hậu trong Tin Mừng để có thể trở thành một ‘bệnh viện dã chiến’ thực sự, vì sứ mạng của Giáo hội được thể hiện trong các hành động chăm sóc, đặc biệt là trong hoàn cảnh lịch sử của thời đại chúng ta.”
Kết thúc Sứ điệp, Đức Thánh Cha cũng tái khẳng định rằng người bệnh “ở trung tâm của dân Chúa, và Giáo hội cùng thăng tiến với họ như một dấu chỉ của một nhân loại, trong đó mọi người đều đáng quý và không ai bị loại bỏ hay bị bỏ lại phía sau.”
Nguồn: vaticannews.va/vi
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em
-
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII -
Tại sao Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho một bản dịch Kinh Thánh mới?
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô