ĐTC gửi sứ điệp đến Diễn đàn Paris vì Hoà bình lần thứ 4
Trong sứ điệp gửi đến các tham dự viên tại Diễn đàn Paris vì Hoà bình lần thứ 4, từ ngày 11 đến 13/11, Đức Thánh Cha viết: “Không thể có sự hợp tác tạo ra hòa bình nếu không có cam kết chung cụ thể về việc giải trừ quân bị toàn diện”. Và ngài kêu gọi “hy vọng có trách nhiệm” để cải thiện thế giới và thoát khỏi đại dịch.
Đức Thánh Cha đề cập đến sự chọn lựa mà mọi người phải cùng quyết định. Hiện nay, “trở lại sự bình thường” là câu nói được nhắc đến nhiều và đó là khả năng chọn lựa đầu tiên, nhưng theo Đức Thánh Cha “trở lại bình thường” như trước có nghĩa gì khi thực tế trước đại dịch, sự giàu có và tăng trưởng kinh tế chỉ dành cho thiểu số trong khi hàng triệu người không có được những nhu cầu cơ bản nhất, không có một cuộc sống xứng nhân phẩm; rồi trước đại dịch nhân loại có một thế giới, trong đó Trái đất bị cướp phá do khai thác tài nguyên, ô nhiễm, do thái độ tiêu dùng “một lần rồi bỏ” và bị thương do chiến tranh và thử nghiệm vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Ngài đặt câu hỏi: “Trở lại bình thường cũng có nghĩa là quay trở lại cấu trúc xã hội cũ, lấy cảm hứng từ chủ nghĩa tự cung tự cấp, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa cá nhân và sự cô lập, và loại trừ anh chị em nghèo nhất của chúng ta. Đây có phải là một tương lai mà chúng ta có thể chọn lựa không?”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong một thế giới toàn cầu hóa nhưng đang rạn nứt này, những quyết định mà chúng ta thực hiện hôm nay để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng sẽ xác định “lộ trình” cho các thế hệ sau. Và để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn, chúng ta cần một lối thoát mới, phải làm việc cùng nhau.
Ngoài ra, không thể có hòa bình nếu không có cam kết chung cụ thể về việc giải trừ quân bị toàn diện. Các chính phủ biện minh cho việc tái vũ trang này bằng cách đề cập đến một ý tưởng răn đe bị lạm dụng dựa trên sự cân bằng của vũ khí. Nhưng ý tưởng răn đe, trên thực tế, trong nhiều trường hợp đã sai lầm, dẫn đến những thảm kịch nhân đạo lớn.
Theo Đức Thánh Cha đại dịch cho thấy những hạn chế và thiếu sót của xã hội và lối sống của chúng ta. Tuy nhiên, giữa thực tế mờ mịt này, chúng ta cần phải hy vọng. Ở điểm này, truyền thống Kitô giáo, đặc biệt học thuyết xã hội của Giáo hội, cũng như các truyền thống tôn giáo khác, có thể giúp mang lại hy vọng đáng tin cậy rằng bất công và bạo lực không phải là không thể tránh khỏi, không phải là số phận của chúng ta.
Đối mặt với một đại dịch đã “làm rung chuyển thế giới”, Đức Thánh Cha nói rằng lương tâm kêu gọi chúng ta đến một con đường hy vọng có trách nhiệm, và không trở lại với con đường thoải mái của “sự bình thường” được đánh dấu bởi sự bất công, nhưng phải chấp nhận thách đố của khủng hoảng như một cơ hội cụ thể để hoán cải, chuyển đổi, suy nghĩ lại về cách sống cũng như các hệ thống kinh tế và xã hội của chúng ta. Ngài viết “niềm hy vọng có trách nhiệm này giúp chúng ta từ chối cám dỗ của những giải pháp dễ dàng và cho chúng ta can đảm để tiến theo con đường công ích, quan tâm đến người nghèo và ngôi nhà chung của chúng ta”. (CSR_7375_2021)
Nguồn: Vatican News
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em
-
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII -
Tại sao Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho một bản dịch Kinh Thánh mới?
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô