ĐTC Bênêđíctô nói: những nhà khoa học ngày nay cần biết kinh ngạc
Những ghi chú hy vọng rằng sự kỳ diệu của tạo vật sẽ dẫn đến Đấng Tạo Hóa
WGPSG / ZENIT -- Thành phố Vatican ngày 30/10/2009, ĐTC Bênêđíctô nói: Thời hiện đại sẽ được hưởng lợi từ cảm giác kinh ngạc đã tạo cảm hứng cho những người khai sinh ra nền khoa học hiện đại.
Hôm nay, ĐTC đã khẳng định điều này khi ngài ngỏ lời với nhóm cử hành Năm Quốc tế Thiên văn trong một hội nghị kéo dài hai ngày.
ĐTC nói: “Dịp mừng kỷ niệm này […] mời gọi chúng ta xem xét sự tiến bộ lớn lao của kiến thức khoa học trong thời hiện đại, và, cách đặc biệt, một lần nữa chuyển hướng nhìn của chúng ta lên các tầng trời trong tinh thần thán phục, chiêm ngưỡng và dấn thân tìm kiếm sự thật, ở bất cứ nơi đâu có thể tìm thấy nó.”
Năm Quốc tế Thiên văn được triệu tập bởi UNESCO nhân kỷ niệm 400 năm việc ông Galilê lần đầu tiên sử dụng viễn vọng kính.
ĐTC lưu ý rằng dịp lễ kỷ niệm này cũng trùng với lễ khánh thành Sở Chỉ huy Đài Thiên văn Vatican vừa mới diễn ra.
Ngài nói: “Như mọi người đã biết, lịch sử của Đài Thiên văn có liên hệ rất xác thực với nhân vật Galilê, những tranh cãi xoay quanh nghiên cứu của ông, và nỗ lực của Giáo Hội để đạt đến một sự hiểu biết đúng đắn và hữu ích về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo.”
Về vấn đề này, ĐTC cảm ơn những người “đã dấn thân cho cuộc đối thoại đang diễn ra và phản ánh trên sự bổ sung giữa đức tin và lý trí, để phục vụ cho sự hiểu biết toàn vẹn về con người và vị trí của con nguời trong vũ trụ.”
Các hội nghị viên cũng sẽ tham quan Tháp Gió tại Vatican. Tháp được xây vào năm 1582, vào thời ĐGH Gregory sửa đổi lại lịch và địa điểm đầu tiên của Đài Thiên văn Vatican. Vào thứ bảy, họ sẽ tham quan Sở Chỉ huy mới của Đài Thiên văn Vatican, mà ĐTC đã chính thức khánh thành vào tháng trước.
Kinh ngạc và sửng sốt
ĐTC Bênêđíctô đề nghị rằng Năm Quốc tế Thiên văn phải giúp “con người trên khắp thế giới tìm lại được sự kinh ngạc và sửng sốt phi thường đã tạo nên nét đặc trưng cho kỷ nguyên khám phá vĩ đại ở thế kỷ XVI.”
ĐTC nói: “Chẳng hạn, tôi nghĩ đến sự hân hoan được cảm nhận từ những nhà khoa học của trường Đại học Rôma, những người chỉ cách đây vài bước đã thực hiện những quan sát và tính toán dẫn đến sự chấp nhận lịch Gregory trên toàn thế giới.”
ĐTC khẳng định rằng, hôm nay, sự hân hoan này cần được tái tạo.
Ngài nói rằng: “Thời đại của chúng ta, đang sẵn sàng đạt tới những khám phá khoa học thậm chí có lẽ còn vĩ đại hơn và vượt xa hơn, sẽ rất có lợi nhờ cảm giác kinh ngạc như thế và nhờ khát vọng đạt được một kiến thức nhân văn tổng hợp thật sự, là những cái đã gợi cảm hứng cho những người đã khai sinh ra nền khoa học hiện đại.”
Ngài nói thêm rằng: “Đồng thời, những nhà khoa học vĩ đại của kỷ nguyên khám phá cũng nhắc nhở chúng ta rằng tri thức đích thực luôn dẫn đến sự khôn ngoan, và, thay vì giới hạn tầm nhìn của trí tuệ, nó mời gọi chúng ta nâng cái nhìn của mình lên phạm vi tinh thần.”
ĐTC khẳng định: “Tóm lại, kiến thức phải được nhận biết và theo đuổi trên toàn bộ sự mênh mông khoáng đạt của nó. Chắc chắn, kiến thức có thể được giản lược để tính toán và thử nghiệm, tuy nhiên, nếu nó khao khát trở thành sự khôn ngoan, và có khả năng hướng dẫn con người trong ánh sáng của nó từ khởi đầu cho đến tận cùng, nó phải được cống hiến để theo đuổi sự thật tối thượng, cái mà ta vẫn luôn khó nắm bắt trọn vẹn, nhưng lại là chìa khóa cho niềm hạnh phúc và sự tự do đích thực của chúng ta, là thước đo của nhân tính đích thực, và là tiêu chuẩn cho mối quan hệ chính đáng với thế giới vật chất và với anh chị em trong đại gia đình nhân loại.”
Trung tâm của vũ trụ
ĐTC Bênêđíctô XVI đã phản ánh việc “không phải chúng ta, cũng không phải trái đất trên đó chúng ta đang đứng, là trung tâm của vũ trụ.”
Ngài nói: “Tuy nhiên, khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời cho những thách đố của Năm kỷ niệm này -- để nâng con mắt của chúng ta lên các tầng trời nhằm tái khám phá vị trí của chúng ta trong vũ trụ -- làm sao chúng ta lại có thể không bị choáng ngợp bởi sự kinh ngạc đã được tác giả Thánh Vịnh diễn tả: “Ôi, nhân loại là gì mà Chúa phải bận tâm, hay con người là ai mà Chúa phải chăm sóc?”
ĐTC kết luận: “Tôi hy vọng rằng sự kinh ngạc và sự hoan hỉ, là hoa trái của Năm Quốc tế Thiên văn này, sẽ dẫn đưa chúng ta vượt xa hơn việc chiêm ngưỡng sự diệu kỳ của tạo vật, để đi đến việc chiêm ngắm chính Đấng Tạo Hoá, và chiêm ngắm chính Tình yêu, là động cơ nền tảng cho việc sáng tạo - một Tình Yêu, theo lời của Dante Alighieri, đã “làm lay chuyển cả mặt trời và những vì sao.”
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô