Đối thoại liên tôn giữa Kỳ na giáo và Công giáo
WHĐ (03.06.2016) – Tôn trọng Trái Đất là trọng tâm của cuộc hội thảo giữa Hội đồng Toà Thánh Đối thoại Liên tôn (PCID) và một phái đoàn của Kỳ na giáo (Jaïnisme/Jainism) quốc tế, vừa diễn ra tại trụ sở của Hội đồng vào ngày thứ Ba, 31 tháng Năm vừa qua.
Đây là cuộc gặp gỡ lần thứ ba giữa hai bên. Phía Toà Thánh do Đức hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch PCID; và phía Kỳ na giáo do ông Chandaria Nemu, Chủ tịch Viện Kỳ na học tại London, làm trưởng đoàn.
Chủ đề “Chăm sóc Trái đất, ngôi nhà của gia đình nhân loại” được hai bên trao đổi “trong bầu khí tôn trọng và thân hữu”.
Các tham dự viên đã nói về “nhu cầu cộng tác” giữa tín đồ Kỳ na giáo và các Kitô hữu để “làm cho trái đất trở nên một nơi có thể sống được và an bình cho mọi người”.
Họ cũng nhìn nhận rằng “các yếu tố chung” giữa hai truyền thống tôn giáo đều kêu gọi các tín đồ phải “quản lý thế giới tự nhiên một cách có trách nhiệm”, “tôn trọng môi trường”, “không khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên” và “chăm sóc mọi hình thái của sự sống” vì thiện ích của con người ngày nay và vì các thế hệ tương lai.
Các thành viên của cả hai bên cũng suy tư về nguyên tắc “bất bạo động” (Ahimsa) của Kỳ na giáo đối với mọi hình thái của sự sống và về những nguyên tắc “thương xót” và “công lý” của Kitô giáo đối với những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.
Mong muốn “tăng cường hợp tác tại địa phương”
Các tham dự viên đã đặc biệt nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc giáo dục các thế hệ trẻ để họ ý thức được truyền thống riêng của mình và học biết nhìn nhận cùng tôn trọng truyền thống của những người khác”.
Hai cuộc họp gần đây nhất giữa PCID và phái đoàn Kỳ na giáo đã diễn ra vào năm 1995 và 2011. Ngoài ra, từ năm 1986 cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc giữa cộng đồng Kỳ na giáo và PCID.
PCID còn phối hợp với các giáo hội địa phương và các tổ chức Kỳ na giáo ở Ấn Độ, Anh Quốc và Hoa Kỳ để mở các cuộc đối thoại Kỳ na giáo-Công giáo vào các năm 2011, 2013 và 2015.
Kỳ na giáo là một tôn giáo có lẽ đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ X hay IX trước Công nguyên. Hiện nay có gần mười triệu tín đồ trên khắp thế giới, chủ yếu ở Ấn Độ (30.000 ở châu Âu và 100.000 tại Hoa Kỳ).
Mục tiêu của tín đồ Kỳ na giáo là được giác ngộ (vào Niết bàn) dựa trên việc hành thiền, chay tịnh, và tôn trọng nguyên tắc bất bạo động.
(Theo Zenit)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô