ĐHY Turkon kêu gọi thế giới đừng mừng vui vì cái chết của Gaddafi
VATICAN. ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, tuyên bố rằng “thế giới không bao giờ có thể vui mừng cử hành cái chết của một người, dù đó là một kẻ gian ác”.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng Tmnews hôm 20-10-2011, ĐHY Turkson nói rằng tại Lybia cũng như phần còn lại ở Bắc Phi đang có mùa xuân Arập, tự do cho vài lãnh tụ mà thôi thì vẫn chưa đủ, còn cần có tự do cho tất cả mọi người, bảo đảm cho cả các nhóm tín hữu Kitô thiểu số nữa.
“Giáo hội luôn luôn muốn làm việc để hoán cải con người. Gaddafi đã có thể lưu vong ở nơi khác, - như tổng thống Menghitsu của Etiopia đã chạy sang Zimbabwe, - và đón nhận cơ hội để suy tư và xin lỗi vì những gì đã làm, nhưng ông đã muốn chiến đấu cho đến cùng. Tôi rất lấy làm tiếc vì mạng sống ông bị chấm dứt như thế. Mỗi sự mất mát sinh mạng con người đều là điều đau buồn. Thế giới không bao giờ được cử hành cái chết của một người, dù là kẻ tội phạm”.
ĐHY Turkson cũng nói rằng: “Điểm quan trọng bây giờ là xem điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Tất cả những gì xảy ra không phải chỉ là một chuyện nội bộ của Lybia, vì từ nay cộng đồng quốc tế đã can dự vào Lybia. Mục tiêu cần đạt tới phải là sự hòa giải. Vì như đã xảy ra ở Irak đối với Saddam Hussein, tại Lybia ngày nay cũng có những người khóc thương cái chết của Gaddafi. Một sự hòa giải là cần thiết để Lybia tiến bước như một quốc gia duy nhất”.
Trong bối cảnh đó, ĐHY Turkson bày tỏ lo âu của Giáo hội đối với các tín hữu Kitô thiểu số tại Lybia cũng như tại Bắc Phi nói chung. ĐHY đặt câu hỏi: ”Điều gì sẽ xảy ra bây giờ? Cần phải nói rằng ở Irak dưới thời Saddam Hussein, các tín hữu ở trong tình trạng tốt đẹp hơn là thời kỳ kế tiếp, và tại Ai Cập, dưới thời Mubarak, họ cũng có phần khá hơn so với bây giờ. Về điều gọi là “mùa xuân Arập”, người ta chưa rõ ai đứng đàng sau những phong trào đó. Dần dần người ta phải làm sáng tỏ tình hình và cần hiểu đâu là những yếu tố đã điều khiển các biến cố ấy.”
Và ĐHY Turkson kết luận rằng: “Chúng tôi hy vọng sự tái khám phá tự do trong những tháng qua không phải chỉ là tự do của một vài lãnh tụ, nhưng là tự do cho tất cả mọi người, kể cả tự do tôn giáo cho mọi thành phần dân chúng. Chúng tôi hy vọng tất cả những gì đang xảy ra tại Bắc Phi đưa tới sự nảy sinh một nền dân chủ, không phải chỉ là dân chủ của đa số, nhưng là nền dân chủ có sự tham gia, mang lại cho mọi người tự do và an bình” (SD 21-10-2011)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô