Đề nghị nâng Lộ Đức lên hàng Đền thánh quốc gia
Theo báo Công giáo Pháp La Croix, số ra ngày 6/11/2020 vừa qua, Hội đồng Giám mục Pháp bỏ phiếu về đề nghị nâng Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, tại miền nam nước này lên hàng “Đền thánh quốc gia”.
Hội đồng Giám mục Pháp đang nhóm họp dưới dạng trực tuyến vì đại dịch, từ ngày 3 đến 8/11 này. Việc bỏ phiếu liên quan đến qui chế Trung tâm Thánh Mẫu Lộ Đức dự kiến diễn ra vào ngày thứ Bảy, ngày 7/11.
Đức cha Antoine Heouard, giám mục Phụ tá giáo phận Lille, bắc Pháp, Đặc ủy của Tòa Thánh về Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, từ tháng Sáu năm ngoái (2019), nhận định rằng: “Tại Lộ Đức, cần có những qui luật rõ ràng, để ý đến các chiều kích khác nhau của trung tâm hành hương này: chiều kích địa phương, quốc gia và quốc tế.. Sự khác biệt hệ tại điều này, là các qui chế của Đền thánh được Hội đồng Giám mục Pháp thông qua, trong khi Tòa Thánh trực tiếp can thiệp vào Đền thánh Lộ Đức, vì đây là trung tâm hành hương quốc tế.”
Theo dự thảo qui chế mới, Giám đốc Đền thánh Lộ Đức sẽ được Ban thường vụ Hội đồng Giám mục Pháp bổ nhiệm, dựa trên đề nghị của Đức giám mục sở tại. Ngoài ra, có một ban tư vấn giám mục về Đền thánh, làm sao để Đền thánh này không mất đặc tính của miền Pyrénées. Nếu Hội đồng Giám mục Pháp thông qua, thì qui chế mới sẽ được gửi về Tòa Thánh để phê chuẩn. Việc soạn dự thảo qui chế này đã tiến hành, với sự cộng tác của các cơ quan liên hệ của Tòa Thánh, cụ thể là Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin mừng. Theo Đức cha Herouad, qui chế mới có thể bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm tới và nhiệm vụ Đặc ủy của Đức cha sẽ chấm dứt.
Cũng liên quan đến Giáo hội tại Pháp, nhiều giáo phận tại nước này đang gặp khó khăn lớn về tài chánh. Các giáo phận này vốn đã bị khó khăn trong lãnh vực này trước đại dịch, nhưng nay tình thế càng trầm trọng hơn.
Giáo hội Công giáo tại Pháp sống nhờ tiền dâng cúng của các tín hữu, nhất là tiền quyên trong thánh lễ. Trong số 61 triệu dân Pháp, có 47 triệu người Công giáo, tương đương với 77% dân số, và chỉ có khoảng một triệu tín hữu đóng góp cho Giáo hội ngân khoản gọi là “đồng tiền phụng tự”. Con số này cùng với số tiền quyên trong các thánh lễ, chiếm 99% nguồn tài chánh của Giáo hội tại Pháp, như cha Ambroise Laurent, Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Pháp cho biết.
Từ ngày 3/11 vừa qua, các thánh lễ trực diện trong các thánh đường ở Pháp bị ngưng vì đại dịch, nên các giáo xứ bị mất đi ngân khoản lạc quyên trong thánh lễ. Cha Laurent nói rằng: “Việc quyên tiền trong thánh lễ, trước tiên là một hành vi phụng vụ lúc dâng lễ, mang lao công của con người lên bàn tiệc Thánh Thể. Khi việc lạc quyên này bị tách khỏi việc cử hành thánh lễ, thì việc đóng góp giảm bớt nhiều”. Trên toàn nước Pháp, với 100 giáo phận, có khoảng một phần ba gặp khó khăn lớn trong lãnh vực tài chánh. Trong bối cảnh trên đây, Hội đồng Giám mục cổ võ tăng cường việc quyên góp trực tuyến.
Nguồn: vietnamese.rvasia.org
bài liên quan mới nhất

- Sách mới về chân phước Carlo Acutis: “Từ tin học đến thiên đàng”
-
Thăm Iraq: Chuyến đi lịch sử của ĐTC Phanxicô -
Bác sĩ mới của Đức Giáo hoàng: Roberto Bernabei -
Nhân tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha và giáo triều Roma -
Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích quy định cử hành Tuần Thánh 2021 -
Caritas Quốc tế kêu gọi viện trợ nhân đạo và tôn trọng nhân quyền cho Myanmar -
Câu chuyện đáng kinh ngạc đằng sau Năm kính Thánh Giuse -
Đức TGM San Francisco khởi xướng “Năm cho Người Vô gia cư” -
Do đại dịch, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích sửa đổi cách thức Xức tro -
Sứ điệp Mùa Chay 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Linh mục trên tàu du lịch nâng đỡ tinh thần hành khách trong nỗi lo sợ virus corona -
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Coronavirus: Tiếng khóc từ Italia -
Truyền hình trực tiếp Phép Lành “Urbi et Orbi” vào thứ Sáu 27.3.2020 -
Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết -
Truyền hình các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh 2020 -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp người phụ nữ đã nắm chặt tay ngài vào đêm giao thừa dương lịch -
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus Corona -
Vị Giám mục đầu tiên qua đời vì Covid-19