Covid-19: những bài học từ quá khứ cho hiện tại

Covid-19: những bài học từ quá khứ cho hiện tại

Covid-19: những bài học từ quá khứ cho hiện tại

Vào những ngày đầu thập niên 1980, người ta đã đưa ra cảnh báo về một loại vi-rút có tên là HIV / AIDS bắt đầu lan rộng khắp thế giới và trở thành đại dịch toàn cầu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loại virus này đã cướp đi hơn 32 triệu sinh mạng và hàng triệu những người khác đã bị nhiễm bệnh.

Ebola là một loại virus khác, đã được biết đến trong nhiều thập kỷ, tràn ngập trên các tiêu đề của báo giới vào năm 2014 khi xảy ra vụ bùng nổ dịch này nghiêm trọng ở Tây Phi.

Bây giờ thế giới đang chiến đấu không ngừng nghỉ với một kẻ thù mới, virus Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện đã lan rộng trên toàn thế giới.

Virus Corona là một loại vi-rút mới, có nghĩa là các chuyên gia đã phải tìm hiểu rất nhanh xem chính xác nó là gì và cách tồn tại ra sao.

Đức Ông Robert Vitillo, Tổng thư ký Ủy ban Di dân Công giáo Quốc tế (ICMC) kiêm cố vấn của Vatican về HIV / AIDS và Ebola cho biết: Đây là một loại virus mới, ít nhất là về mặt ảnh hưởng đối với con người. Chúng tôi cũng biết các loại virút corona khác chỉ mang các triệu chứng rất nhẹ nhưng riêng virút này đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở những người đang trong thể trạng bệnh tật, dễ gây nhiễm.

Tốc độ lĩnh hội

Khi được hỏi về những bài học có thể được rút ra từ vụ bùng phát dịch Ebola và đại dịch HIV / AIDS, Đức ông Vitillo cũng cho biết chắc chắn chúng ta cần phải tìm hiểu những dữ liệu và phải chia sẻ thông tin từ các nhà khoa học. Giống như đối với virút HIV và Ebola, gần như có một xu hướng tự nhiên là mọi người cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn và lan truyền những tin đồn không được chính xác theo khoa học. Điều đó đã dẫn đến rất nhiều sự phân biệt đối xử và kỳ thị đối với những người sống chung với những virus này hoặc bị ảnh hưởng theo cách nào đó”.

Đức Ông Vitillo chỉ ra cho thấy đây là những điều mà mọi người nên biết về những xu hướng tương tự đang tiếp tục với loại virút corona này.

Đức ông cũng nhấn mạnh các loại virus như Covid-19 và Ebola là những loại virus rất khác nhau và lây lan qua rất nhiều con đường khác biệt.

Đức Ông Vitillo lưu ý rằng đã có sự lây lan rộng hơn nhiều trong đợt bùng phát virus Ebola ở Tây Phi từ năm 2014 đến 2015. Do đó, hiện nay, việc thực sự quan trọng là phải sử dụng các biện pháp theo nguyên tắc cơ bản để ngăn chặn sự lây lan như vậy, đặc biệt là việc rửa tay và giữ vệ sinh tốt trong đời sống hàng ngày, một bài học phải áp dụng đối với loại virus mới này. Mặc dù ít nguy cơ tử vong hơn Ebola, virus Covid-19 lại lây lan nhanh hơn nhiều trong cộng động suốt những tháng qua.

Phản ứng từ Giáo Hội

Nói về thái độ phản ứng và việc tiếp cận của Giáo hội trong đại dịch này, Tổng thư ký ICMC đã đề cao phản ứng của Giáo hội khi Đức Thánh Cha Phanxicô liên tục nhắc nhở chúng ta trước hết cần phải lắng nghe sự thật, không nên hoảng sợ, không bêu xấu người khác, tôn trọng các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng về vệ sinh tốt, rửa tay thật kỹ, và sau đó cần tôn trọng các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng mà chúng ta thấy đang áp dụng trên toàn thế giới như việc tránh tiếp xúc gần trong giao tiếp và tập trung trong đám đông.

Đồng thời, Đức Ông cũng cho biết các biện pháp này cũng đã được hướng dẫn bởi các Giáo hội địa phương, bởi các Hội đồng Giám mục, bởi các giáo phận và giáo xứ trong sự cố gắng làm giảm sự lây lan của virus.

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự đoàn kết tại thời điểm này khi virus tiếp tục lây lan xuyên biên giới.

Đức Ông Vitillo nhấn mạnh những lời của Đức Thánh Cha đang mang tính sống còn, bởi vì ngài đã nhắc đến “việc chăm sóc cho những người bị đẩy ra bên lề xã hội; về việc tìm những phương cách chăm sóc ngay cả khi họ ở xa, để đảm bảo mọi người đang được chăm sóc và họ có quyền được đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống, đặc biệt là khi họ bị cách ly hoặc khi họ tự nguyện, hoặc theo lệnh của Cơ quan chính phủ”. Đức Ông nhấn mạnh “chúng ta cũng cần nhớ đang có rất nhiều người bên lề xã hội đang thiếu thốn trong cuộc sống đảm bảo cho việc cách ly, đặc biệt là người di dân. Họ không có cơ hội được tiếp nhận những nguồn thông tin đầy đủ và chính xác, vì thế chúng ta, với tư cách là một tổ chức, đang cố gắng để hỗ trợ họ tối đa nguồn thông tin này”.

Phương Anh chuyển ngữ từ Vatican News English
Nguồn: Truyền thông HĐGMVN

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top