Chiêm ngắm những vết thương ở bàn chân của Đức Kitô (bài 4)
TGPSG / Aleteia -- Những vết thương trên bàn chân của Chúa Giêsu, cùng với những vết thương trên tay và cạnh sườn Người, tạo thành "năm dấu thánh" chính yếu. Chúng là kết quả của việc đóng đinh, khi những người lính Rôma đóng đinh tay và chân Chúa vào gỗ của thập tự. Các Tin Mừng không nói cụ thể hai chân Chúa có bị đóng dính vào nhau hay không, chỉ lướt qua sự ghê rợn của việc đóng đinh vào thập tự:
"Sau khi đóng đinh Người, họ liền chia nhau áo Người bằng cách bắt thăm; rồi họ ngồi đó canh giữ Người" (Mt 27,35)
Chúa Giêsu là một khách bộ hành bền bỉ - một phẩm chất cần thiết để có thể công bố Tin Mừng ra khắp cõi Palestine. Như Đức cha Dominique Le Tourneau từng lưu ý trong cuốn Những vết thương của Đấng Kitô (NXB Artège): "Hai bàn chân Người cũng bị đục xuyên qua, như muốn làm Lời Chúa phải câm lặng". Nhưng ngay cả "người chết cũng sống lại và người nghèo khổ cũng nhận được Tin Mừng" (Mt 11,5). Đức cha Le Tourneau cho rằng, bị đóng đinh trên thập tự giá, Chúa Giêsu còn nói với chúng ta nhiều hơn cả khi Người đứng cao chót vót trên Núi Bát Phúc hay khi Người giảng dạy trên một con thuyền neo gần bờ. Vì từ những vết thương đó, tình yêu vô điều kiện của Người đã chảy tràn ra.
Hôn lên hai bàn chân bị đâm thủng của Đức Kitô
Đức cha Le Tourneau mời gọi chúng ta "hãy mạnh dạn hôn lên hai bàn chân của Đức Giêsu". Vả chăng đây là điều các tín hữu công giáo làm vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh trong nghi thức tôn thờ Thánh giá.
Đức cha suy niệm: "Có lẽ con dễ với tới những vết thương trên chân của Người hơn, vì chân gần mặt đất hơn, như vậy thì vừa tầm với môi con... Có lẽ con phải bắt đầu từ hai chân để sau đó bạo dạn mà tiến vào tận Trái tim bị đâm thủng của Người?”
Hôn những vết thương của Đức Kitô, là chứng minh sự trìu mến và thương cảm trước nỗi đau của đồng loại. Trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh điều này: "Đôi khi chúng ta có khuynh hướng làm người kitô hữu cẩn thận giữ khoảng cách với những vết thương của Đấng Cứu Thế. Tuy nhiên, Chúa Giêsu lại muốn chúng ta chạm vào nỗi khốn khó của nhân loại, vào da thịt đau đớn của người khác. Người chờ đợi chúng ta từ bỏ việc tìm kiếm những chỗ ẩn thân cá nhân hay tập thể cho phép chúng ta giữ khoảng cách với trung tâm thảm kịch của nhân loại, hầu thật sự chấp nhận tiếp xúc với cuộc sống cụ thể của người khác và biết thế nào là sức mạnh của lòng trìu mến. Khi làm như vậy, cuộc sống của chúng ta luôn luôn tốt hơn và chúng ta có được trải nghiệm sâu sắc rằng mình là một dân tộc, được trải nghiệm mình thuộc về một dân tộc", ngài nhận định.
Lời kinh của thánh Louis-Marie Grignion de Monfort trước những vết thương trên chân của Chúa Giêsu
Đây là lời kinh do thánh Louis-Marie Grignion de Monfort soạn để xin ơn chết lành. Được gọi là "7 lời cầu nguyện sốt mến để nhận Bí tích Xức Dầu", lời kinh này có một phần gợi nhớ những vết thương ở chân của Chúa Giêsu:
"Lạy Chúa Giêsu rất dịu hiền, nhờ những vết thương rất thánh trên chân Người, con xin Người tha thứ cho con tất cả mọi bước con đã đi trên nẻo đường bất chính, hầu giúp linh hồn con, khi thoát khỏi sức nặng của thân xác phàm tục này, sẽ bay về với Chúa là trung tâm và là chốn yên nghỉ của con. Amen."
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024