Cha Christian Sieland ở Papua New Guinea vượt rừng sâu núi cao đến với giáo dân
Trong khu rừng sâu thẳm vùng Melanesia, có một Linh mục Công giáo gốc Papua New Guinea trèo đèo lội suối, đi bộ hàng dặm trong rừng rậm để đến với đàn chiên sống ở những khu vực xa xăm hẻo lánh và để chăm sóc các giáo xứ nghèo khổ nhất vào các cuối tuần. Đó là cha Christian Sieland, thuộc Giáo phận Kundiawa, nước Papua New Guinea, một đất nước thuộc châu Đại dương, có 5 triệu dân. Để đến với giáo dân của mình, cha Sieland đã phải trèo qua những vùng đồi núi dốc đá đầy nguy hiểm.
Cha chia sẻ: Những người dân này sống ở một nơi có địa hình khó khăn và hiểm trở. Thiên Chúa đã đặt họ ở đó. Đó là nhà của họ. Tất cả các vật liệu được sử dụng để xây dựng nhà thờ đã được ông bà của họ vác trên vai di chuyển đến. Họ tự hào có sự hiện diện của Giáo Hội trong khu vực của họ. Nhiều người chỉ có một vài bộ quần áo hoặc chỉ có đủ tiền để sống hết tuần. Họ có thể nghèo, nhưng họ nhận biết tất cả các ơn lành Thiên Chúa ban cho họ. Họ không chết đói vì Thiên Chúa đã ban cho họ một mảnh đất màu mỡ, nơi hầu như có thể trồng tất cả mọi thứ. Họ không khát vì Thiên Chúa ban cho họ những dòng suối từ núi, sạch trong và tươi mát, ngay cạnh bên để có thể lấy nước từ đó… Khi bạn nhìn thấy đức tin đơn sơ nhưng đâm rễ sâu của họ và so sánh với đức tin của bạn được tô điểm với những bằng cấp, chứng chỉ, bạn sẽ quý trọng đức tin đơn sơ của ‘những người bé nhỏ’ này hơn”.
Cha Sieland khen ngợi lòng hiếu khách của những tín hữu Công giáo này. Cha kể lại: “Khi tôi, cha sở của họ, đến nhà thăm họ hoặc là ngủ trọ qua đêm, họ dọn cho tôi một đĩa đầy thức ăn, họ cho tôi ngủ trên giường tiện nghi nhất của họ và có mùng che muỗi. Sự chăm sóc và kính trọng họ dành cho một Linh mục làm tôi nhiều lần cảm động và ngay cả bối rối. Nhưng làm sao chúng ta có thể từ chối những cử chỉ hiếu khách từ những người có đức tin đơn giản như thế? Họ không có gì nhiều để ban tặng cho ta, nhưng những thứ nhỏ nhặt họ mang cho chúng ta là những thứ xuất phát từ sâu thẳm trong trái tim họ”.
Số tín hữu Công giáo của Giáo phận chiếm khoảng 30% trong tổng số 375 ngàn cư dân trong vùng. Giáo phận bao gồm vùng núi Wilhelm, là ngọn núi cáo nhất của Papua New Guinea với độ cao khoảng 4500 m. Vài vùng đất ở những khu vực vô cùng xa xôi đến nỗi người dân chưa bao giờ nhìn thấy một chiếc xe hơi.
Tại sao cha Sieland lại dấn thân phục vụ ở vùng đất xa xôi hiểm trở này? Cha suy tư về sứ vụ của mình như sau: “Động lực của tôi thật là đơn giản. Nếu tôi, một Linh mục được thụ phong, không đến với những người dân này, vậy thì ai sẽ đi? Không phải là tôi đã được thụ phong cho mục đích này sao, cụ thể là mang các bí tích đến cho người dân và nuôi dưỡng họ với thức ăn tinh thần, ví dụ như Lời Chúa, Thánh Thể? Không có Linh mục nghĩa là không có Thánh thể, không có xưng tội không có bí tích nào cả. Nếu tôi không đi, nghĩa là tôi đã cướp của họ quyền được lãnh nhận lương thực thiêng liêng mà Thiên Chúa đã ban. Tôi sẽ biện minh cho mình trước nhan Thiên Chúa về việc không “nuôi các con chiên của Người” như thế nào? Ngay cả khi chỉ có 10 người già cần được thăm viếng, tôi vẫn băng núi vượt sông để đến với họ”.
Cha cho biết là đã hơn 40 năm, kể từ khi độc lập vào năm 1975, chính quyền Papua New Guinea không đến thăm vùng này. Nhưng “Giáo hội đã ở đây từ khi những thừa sai đầu tiên của dòng Ngôi Lời bắt đầu rao giảng Tin Mừng cho dân chúng vào những năm đầu thập niên 1930 và 1940”. Số thừa sai châu Âu đang sút giảm đáng kể. Ngay cả với sự giúp đỡ của các thừa sai đến từ Uc, Ba lan, Ấn độ và Indonesia, hàng giáo sĩ địa phương vẫn không thể chăm sóc các vùng đất mà các người đi trước đã khai phá.
Các giá trị truyền thống và phương Tây hiện đại đang đụng độ nhau và thế hệ trẻ có vẻ hơi bị lạc lối hay bối rối. Cha Sieland lo lắng là các giá trị truyền thống tốt đẹp tương tự với những giá trị Tin mừng đang biến mất dần và trong vòng 20 năm nữa nó sẽ mất hoàn toàn. Cha nói: “Một trong những thử thách lớn nhất đó là đánh mất các giá trị Tin mừng như trung thực, minh bạch, tôn trọng, yêu thương, dấn thân và cống hiến trong đời sống gia đình, hôn nhân, trong giáo xứ, nơi trường học cũng như ngoài trường học… Còn có những vấn đề xuất phát từ nền văn hóa Melanesi với quan hệ đa thê, sự xung đột giữa Kitô giáo và niềm tin truyền thống về ma thuật với những thực hành bạo lực và giết người. Giáo hội địa phương cố gắng hết sức để đối lai niềm tin này bằng cách giáo dục dân chúng và tiêu diệt sự mê tín, nhưng điều này không xảy ra trong một sớm một chiều nhưng cần có thời gian. (CNA 09/08/2016)
Hồng Thủy (Vietvatican)
bài liên quan mới nhất
- Diễn văn của Đức Phanxicô cho Giáo triều Roma nhân dịp chúc mừng Giáng sinh 2024: Hãy nói tốt chứ đừng nói xấu
-
Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ -
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô