Bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô cho các Tham dự viên Đại hội của Hội đồng Tòa Thánh về Giáo Dân

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô cho các Tham dự viên Đại hội của Hội đồng Tòa Thánh về Giáo Dân

Bài Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Phanxicô
Cho Các Tham Dự Viên Đại Hội
Của Hội Đồng Tòa Thánh Về Giáo Dân

Thứ Bảy, ngày 07-02-2015

Anh Chị Em thân mến,

          Tôi vui mừng được tiếp đón Hội Đồng Tòa Thánh Về Giáo Dân, họp Đại Hội. Tôi cám ơn Đức Hồng Y Chủ Tịch về các lời Ngài bày tỏ ra với Tôi.

          Thời gian trôi qua từ Đại Hội lần cuối cùng, là một giai đoạn với các hoạt động và thực thi các sáng kiến tông đồ. Trong các hoạt động đó Anh Chị Em đã lấy Tông Huấn Niềm Vui của Phúc Âm như bản văn cho chương trình và như kim chỉ nam để hướng dẫn các suy tư của Anh Chị Em và hoạt động của Anh Chị Em. Năm mới vừa bắt đầu sẽ ghi dấu một thời gian quan trọng: 50 năm kỷ niệm việc bế mạc Công Đồng Chung Vatican II. Về điểm này Tôi biết rằng Anh Chị Em đang chuẩn bị, cho hợp thời, một hoạt động kỷ niệm việc công bố Sắc Lệnh về hoạt động tông đồ của Giáo Dân Apostolicam actuositatem. Tôi khích lệ sáng kiến này, không chỉ nhìn vào quá khứ, nhưng còn nhìn vào hiện tại và tương lai của Giáo Hội.

     Đề tài mà Anh Chị Em đã chọn cho Đại Hội này, là: Gặp gỡ Thiên Chúa trong con tim của thành phố, được lồng vào trong khung cảnh của lời mời gọi của Tông huấn Niềm Vui của Phúc Âm, để đi vào trong các "thách đố của các nền văn hóa thành thị" (số 71-75). Hiện tượng thành thị hóa đã mặc lấy, từ đây, các chiều kích toàn cầu: hơn một nửa số người của thế giới này sống trong các thành thị. Và bối cảnh thành thị có một mối liên hệ đối với tâm thức, văn hóa, các cung cách sống, các mối tương quan giữa các con người, tính cách tôn giáo của con người. Trong bối cảnh này, thật là thay đổi và phức tạp, Giáo Hội không còn là người duy nhất "cổ võ ý nghĩa" và các Người Kitô tìm thấy mình bị cuốn hút vào trong "các thứ ngôn ngữ, ký hiệu, sứ điệp và các hình thể mẫu là những điều cống hiến các hướng định cho đời sống, thường ngược lại với Phúc Âm" (nt. 73). Các thành phố trình bày các điều thuận lợi và các mối nguy hiểm: có thể là những khoảng không gian kỳ diệu của sự tự do và của việc thực hiện con người, nhưng cũng có thể là các cơn ác mộng, là khoảng không gian đáng khiếp sợ vì làm mất đi tính nhân loại và cảnh không được hạnh phúc. Chính mỗi thành phố, ngay cả thành phố xem ra là thịnh vượng và có thứ tự lớp lang, lại có khả năng sinh ra trong chính mình một "thành phố ngược". Cùng với các người dân - thành phố, hình như cũng hiện diện những người không - thành phố: những người vô hình, những người nghèo phương tiện và nghèo sức nóng ấm của con người, là những người ở nơi "không phải là nơi", sống cảnh "không có tương quan". Đó là nói về những cá nhân không hề nhận được một cái nhìn, một sự chú ý, một sự lưu tâm. Họ không chỉ là những người vô danh tiểu tốt, nhưng họ là những "người ngược lại người". Điều này thật kinh sợ.

     Nhưng đứng trước những cảnh tượng đau buồn này, chúng ta phải luôn nhớ lại rằng Thiên Chúa không bỏ rơi thành phố; Ngài ở trong thành phố. Chính Đề tài của Đại Hội của Anh Chị Em muốn nhấn mạnh rằng có thể gặp Thiên Chúa trong ngay con tim của thành phố. Đó là điều thật đẹp. Phải, Thiên Chúa tiếp tục hiện diện ngay cả trong các thành phố của chúng ta, dù thật là cuồng nhiệt và chia trí. Vì thế điều cần, là đừng bao giờ để cho mình sống tính bi quan và trong thái độ như bị tan rã, nhưng hãy có một cái nhìn đức tin về thành phố, một cái nhìn, chiêm niệm "khám phá ra Vị Thiên Chúa đó đang ở trong các nhà của mình, trong các đường phố của mình, trong các quảng trường của mình" (nt. số 71). Và Thiên Chúa không bao giờ vắng mặt khỏi thành phố bởi vì Ngài không bao giờ vắng mặt khỏi con tim của con người! Quả thực, "sự hiện diện của Thiên Chúa tháp tùng việc tìm kiếm chân thành mà những con người và các nhóm người hoàn thành để tìm được sự trợ lực và ý nghĩa của đời sống của họ" (nt.). Giáo Hội muốn phục vụ những cuộc tìm kiếm thành tâm này, vẫn có trong bao nhiêu con tim và làm cho các con tim đó mở ra cho Thiên Chúa. Các tín hữu giáo dân, nhất là những người này, được mời gọi để đi ra, mà không lo sợ để đi tới cuộc gặp gỡ với những con người của thành phố: trong các hoạt động hằng ngày, trong công việc, với tư cách là cá nhân hoặc gia đình, cùng với các giáo xứ hoặc trong các phong trào của Giáo Hội mà họ là thành viên, họ có thể đập tan bức tường vô danh và nhửng nhưng, thường cai trị như là ông hoàng trong các thành phố. Như vậy phải nói về việc tìm ra sự can đảm để làm bước thứ nhất của việc đến gần người khác, để trở thành các tông đồ của khu phố.

          Khi trở nên những người loan báo vui vẻ cho các người cùng là dân thành thị, các tín hữu giáo dân khám phá ra rằng có nhiều con tim mà Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị để đón nhận chứng tá của họ, sự gần gũi của họ, sự chú ý của họ. Trong thành phố thường có một khoảng đất dành cho việc tông đồ phì nhiêu hơn là điều người ta tưởng tượng. Vì thế, điều thật quan trọng, là phải lo việc huấn luyện các người giáo dân: giáo dục họ có cái nhìn đức tin, cái nhìn tràn đầy niềm hy vọng, cái nhìn biết nhìn thành phố với cái nhìn của Thiên Chúa. Hãy nhìn thành phố với cái nhìn của Thiên Chúa. Hãy khích lệ họ sống Phúc Âm, biết rằng mỗi cuộc sống được sống theo Kitô Giáo, luôn có một ảnh hưởng lan tới xã hội. Cùng lúc, người ta cần phải nuôi dưỡng trong mình sự mong muốn làm chứng tá, để có thể trao ban cho người khác với tình yêu quà tặng của đức tin, đã nhận được, khi đồng hành, trong tình thân thương, những người anh chị em đó, đang di động những bước thứ nhất trong đời sống đức tin. Nói tóm lại một lời : các người giáo dân được kêu gọi để sống cảnh ưu tiên thật khiêm nhu trong Giáo Hội và trở nên men bột của đời sống Kitô cho tất cả thành phố.

          Ngoài ra còn điều thật quan trọng, là trong cái đà được canh tân về việc truyền giáo hướng về thành phố, các tín hữu giáo dân, trong sự hiệp thông với các Mục Tử, họ phải biết đề nghị con tim của Phúc Âm, chứ không phải "ruột thừa", của Phúc Âm. Ngay cả Vị Tổng Giám Mục thời đó, Đức Montini [sau này là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI], nói với các người liên hệ vào việc truyền giáo lớn lao của Thành Phố Milano (Italia), đã nói về việc đi tìm "điều chính yếu", và Ngài mời gọi trước tiên, chính chúng ta phải là "điều chính yếu", nghĩa là, phải chính thực, nguyên tuyền, và phải sống điều đáng giá thực sự (xem Discorsi e scritti milanesi 1954-1963, Học Viện Phaolô VI, Brescia - Roma, 1997-1998, tr. 1483). Chỉ như thế người ta mới có thể đề nghị, trong sức mạnh của mình, trong vẻ đẹp của mình, trong sự đơn sơ của mình, việc loan báo cứu rỗi về tình yêu của Thiên Chúa và của sự giải thoát mà Đức Kitô cống hiến cho chúng ta. Chỉ như thế người ta mới bước đi với thái độ của sự kính trọng đối với những con người; người ta dâng hiến điều chính yếu của Phúc Âm.

          Tôi trao phó công việc của Anh Chị Em và các dự án của Anh Chị Em cho sự bảo trợ hiền mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, Người Nữ Hành Hương cùng với Con của Mẹ trong việc loan báo Tin Mừng, từ làng này đến làng khác, từ thành phố này đến thành phố khác, và từ thâm tâm, Tôi vui mừng ban cho tất cả Anh Chị Em và cho những người thân yêu của Anh Chị Em, Phép Lành của Tôi. Và xin Anh Chị Em vui lòng, Anh Chị Em đừng quên cầu nguyện cho Tôi. Xin cám ơn.

(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phổ biến ngày 08-02-2015. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 08-02-2015). 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top