Y khoa giải thích tại sao máu và nước chảy ra từ trái tim Chúa Giêsu
WGPSG / Aleteia -- Thánh Gioan tông đồ đã ghi lại những gì ngài trông thấy; ngài thấy thân xác Chúa đang thực sự trải qua cái chết; cho dù điều này khiến thánh Gioan suy tư về các bí tích…
Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra (Ga 19, 33-34).
Thánh Gioan, là chứng nhân và ghi lại sự kiện này trong Phúc Âm, đã không giải thích việc tuôn chảy “máu và nước” về mặt y khoa. Đối với Gioan – được ví như ‘chim phượng hoàng’ vì cái nhìn thiêng liêng thấu suốt của vị thánh sử này, Thiên Chúa đã gởi một thông điệp về máu và nước để nói đến bí tích Rửa Tội và bí tích Thánh Thể, nói đến lòng thương xót vô biên.
Nhưng ý nghĩa tâm linh sâu xa của sự kiện này không phủ nhận khả năng có một lời giải thích về mặt y khoa.
Về vấn đề này, Tiến sĩ Antony de Bono - một bác sĩ phẫu thuật tim-ngực đã nghỉ hưu - cảm thấy rằng có một lý do đơn giản khiến cho “máu và nước” chảy ra.
Ông viết:
Chúa Giêsu bị rơi vào tình trạng tràn máu màng phổi, trong một xác chết bất động, máu tách ra thành hai lớp: các tế bào đỏ nặng hơn chìm xuống bên dưới và nước huyết tương nhẹ nằm ở bên trên. Tràn máu màng phổi là kết quả của việc hành hạ dã man.
Việc rút ngọn giáo ra đã kéo theo trước tiên là các tế bào màu đỏ (máu), rồi đến huyết tương nhẹ hơn (nước) tuôn ra.
Thân xác của Chúa Giêsu bị treo trên thập giá, đã chết một thời gian rồi. Rõ ràng là chất dịch hẳn đã tích tụ lúc Ngài còn sống khi máu chảy ra trong khoang ngực do bị đánh đập cách man rợ.
Người ta biết rằng ở những trường hợp này, trong một cơ thể chết, máu bắt đầu tách ra, và lắng xuống, các tế bào màu đỏ nặng hơn chìm xuống đáy, để lớp huyết tương lỏng màu vàng rơm nhẹ hơn nằm lại ở bên trên.
Khi ngọn giáo tạo ra lỗ thủng, các tế bào màu đỏ - mà thánh Gioan gọi là máu - đã tuôn ra trước, tiếp theo là huyết tương - mà thánh Gioan gọi là nước -chảy ra sau.
Vị bác sĩ này báo cáo thêm: “Tôi không thể nghĩ ra được lời giải thích nào khác hơn nữa: về mặt kỹ thuật, quá trình chất lỏng chảy ra khỏi lồng ngực này giống như là thủ thuật chọc dò màng phổi."
Khi chúng ta chiêm ngắm tình yêu của Chúa Giêsu dành cho chúng ta, bộc lộ rõ cho ta thấy nơi việc trút rỗng toàn thân, chúng ta cảm tạ Ngài không chỉ vì lòng thương xót vô biên của Ngài, mà còn vì sự trao hiến nhân tính của Ngài cho chúng ta, một tình yêu thương xót hiến dâng cao cả đến nỗi đã khiến Ngài chịu treo trên thập giá.
Kathleen N. Hattrup (Aleteia) / Quỳnh Anh chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024