Vatican ra mắt bảng giới thiệu trực tuyến về Hồng y đoàn

TGPSG / CNS (9.12.2024) – Bất kỳ ai quan tâm đến Giáo hội Công Giáo giờ đây có thể xem bản phân tích chi tiết và tương tác về cơ quan sẽ bầu chọn giáo hoàng tiếp theo.
Vatican đã ra mắt một "bảng giới thiệu" (dashboard) về Hồng y đoàn vào ngày 5 tháng 12 vừa qua, cho phép người dùng trang web xem danh sách toàn diện các hồng y của Giáo hội và sắp xếp họ theo tuổi tác, cấp bậc, quốc gia gốc, tình trạng cử tri và dòng tu. Ban đầu, bảng điều khiển này chỉ có sẵn bằng tiếng Ý.
Bảng giới thiệu, được tạo bằng chương trình Microsoft Power BI — một công cụ AI được thiết kế để sắp xếp dữ liệu một cách trực quan — đã được công bố trên trang web của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh chỉ hai ngày trước khi Đức Giáo hoàng Phanxicô tấn phong 21 hồng y mới vào ngày 7 tháng 12.
Trang này cho phép người dùng xem bản đồ về nơi các hồng y hiện tại đến từ đâu, cũng như tỷ lệ phần trăm các hồng y từ mỗi khu vực dưới 80 tuổi và đủ điều kiện bỏ phiếu trong mật nghị. Ví dụ, tính đến ngày 5 tháng 12, 47,8% các hồng y từ Châu Âu đủ điều kiện bỏ phiếu trong mật nghị, trong khi 100% các hồng y từ Châu Đại Dương là cử tri đủ điều kiện.
Các hồng y mất quyền bỏ phiếu trong một mật nghị vào sinh nhật thứ 80 của họ hoặc khi họ mất các quyền và đặc quyền của một hồng y, như trường hợp của Hồng y Angelo Becciu, cựu Bộ trưởng Bộ Phong Thánh, người đã bị tòa án Vatican kết án vì sai phạm tài chính liên quan đến thời gian ngài làm Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Ngoài tuổi tác, cấp bậc và phân bố địa lý, người dùng cũng có thể sắp xếp các hồng y theo thứ tự ưu tiên, dựa trên thời điểm họ được bổ nhiệm làm hồng y và thâm niên trong cấp bậc của họ, quyết định các vấn đề như sắp xếp chỗ ngồi và thứ tự các cuộc rước phụng vụ. Hồng y đoàn được chia thành ba cấp bậc — hồng y giám mục, hồng y linh mục và hồng y phó tế — phản ánh trách nhiệm hoặc thâm niên của một hồng y trong hệ thống phẩm trật của Giáo hội.
Trước đây, trang web của Vatican chỉ cung cấp các danh sách riêng biệt của các hồng y, được sắp xếp theo thứ tự chữ cái theo tên, theo quốc gia, theo tuổi hoặc được nhóm lại theo giáo hoàng đã bổ nhiệm họ.
Theo thống kê của Vatican, bao gồm 21 hồng y sắp được bổ nhiệm, hiện có 253 thành viên của Hồng y đoàn, trong đó 140 người đủ điều kiện bỏ phiếu trong mật nghị.
________________
Tâm Bùi (TGPSG) chuyển ngữ
Nguồn: USCCB
bài liên quan mới nhất

- Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 59 năm 2025
-
Khiêm nhường khi trực tuyến cùng với Mẹ Têrêsa -
Tác động của con người lên con người trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo -
Những bài học từ bản hướng dẫn của Vatican về trí tuệ nhân tạo -
Đứng trước thách thức mới của trí tuệ nhân tạo, Đức Tổng Giám mục Paglia kêu gọi đánh thức chủ nghĩa nhân văn châu Âu -
Buổi họp mặt đầu Xuân Ất Tỵ của Ban Mục vụ Truyền thông TGP Sài Gòn -
Suy tư của các Giáo hoàng về trách nhiệm của giới truyền thông trong việc thông tin -
Vatican công bố một văn bản tham khảo về sự phát triển vũ bão của AI -
Tòa Thánh: Trí tuệ nhân tạo là cơ hội, nhưng con người có thể trở thành nô lệ của máy móc -
Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 59: Dịu dàng chia sẻ niềm hy vọng
bài liên quan đọc nhiều

- Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ
-
Cậu bé 14 tuổi gặp Chúa nhờ video Công giáo -
Kết quả Tổng điều tra dân số 2019 -
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình -
Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trong đời sống nhân loại hôm nay (2) -
Học hỏi Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2023 -
Bộ Truyền Thông: Tài liệu suy tư mục vụ về việc tham gia Mạng xã hội -
Hội ngộ Truyền thông thường niên 2021 của Công giáo Việt Nam -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19 -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo