Tuyên ngôn chung Công giáo – Tin Lành Luther trong dịp kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành
WHĐ (01.11.2016) – Theo chương trình đã định, lúc 8g20 (giờ Roma) ngày thứ Hai 31-10-2016, Đức giáo hoàngPhanxicô đã lên đường đi Thụy Điển để tham dự lễ kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành. Lúc 11g, ngài đã đến sân bay quốc tế Malmö.
Trong ngày đầu tiên tại Thụy Điển, sau khi gặp Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven tại sân bay Quốc tế Malmövà thăm hoàng gia Thụy Điển tại Cung điện Hoàng gia “Kungshuset” ở Lund, Đức giáo hoàng Phanxicô đã tham dự buổi Cầu nguyện đại kết lúc 14g30 tại Nhà thờ chính toà Luther ở Lund. Kết thúc buổi cầu nguyện này, Đức giáo hoàng Phanxicô và Giám mục Mounib Younan, Chủ tịch Liên hiệp Tin Lành Luther thế giới đã ký một Tuyên ngôn chung; toàn văn như sau:
***
Lund, ngày 31 tháng 10 năm 2016
“Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy” (Gioan 15,4).
Với tấm lòng biết ơn
Với Tuyên ngôn chung này, chúng tôi vui mừng bày tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa khi được cầu nguyện chung tại Nhà thờ Chính toà Lund nhân dịp khai mạc năm kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách. 50 năm đối thoại kiên trì và hiệu quả giữa người Công giáo và người Tin Lành Luther đã giúp chúng tôi vượt qua nhiều khác biệt và đã củng cố sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Đồng thời, chúng tôi đã xích lại gần nhau qua việc cùng phục vụ những người thân cận của chúng tôi – thường ở trong những hoàn cảnh đau khổ và bị bách hại. Qua việc đối thoại và cùng nhau làm chứng, chúng tôi không còn là những người xa lạ nữa. Nhưng chúng tôi đã học biết rằng những gì liên kết chúng tôi thì lớn hơn những điều gây chia rẽ.
Từ xung đột đến hiệp thông
Đang khi chúng tôi hết lòng tạ ơn về những ơn huệ thiêng liêng và thần học nhận được thông qua cuộc Cải Cách, chúng tôi cũng thú nhận và hối hận trước Chúa Kitô rằng người Tin Lành Luther và người Công giáo đã làm tổn thương sựhiệp nhất hữu hình của Giáo hội. Những khác biệt về thần học đã kéo theo những định kiến và xung đột, và tôn giáo bịsử dụng vào mục đích chính trị. Đức tin chung của chúng tôi vào Chúa Giêsu Kitô và bí tích Rửa tội của chúng tôi đòichúng tôi phải hoán cải mỗi ngày, nhờ đó chúng tôi bỏ đi những bất đồng và xung đột của lịch sử đã làm cản trở thừa tác vụ hoà giải. Đang khi quá khứ không thể thay đổi, ký ức và cách tưởng nhớ có thể được biến đổi. Chúng tôi cầu nguyện cho việc chữa lành những vết thương và ký ức của chúng tôi đã làm cho chúng tôi không nhìn rõ nhau. Chúng tôi dứt khoát loại bỏ mọi hận thù và bạo lực, trong quá khứ cũng như hiện tại, đặc biệt là khi nó mang danh nghĩa tôn giáo. Hôm nay, chúng tôi nghe lệnh truyền của Chúa để gạt qua mọi xung đột. Chúng tôi nhận ra rằng nhờ ân sủng màchúng tôi được giải thoát để tiến đến sự hiệp thông mà Thiên Chúa vẫn kêu gọi chúng tôi.
Cam kết cùng nhau làm chứng
Khi vượt qua những giai đoạn trong lịch sử đã đè nặng trên chúng tôi, chúng tôi cam kết sẽ cùng nhau làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa, lòng thương xót đã trở nên hữu hình nơi Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại. Ý thức rằng cách thức mà chúng tôi thấu hiểu nhau sẽ hình thành chứng tá của chúng tôi cho Tin Mừng, chúng tôi cam kết tiếp tục lớn lên trong sự hiệp thông bắt nguồn từ bí tích Rửa tội, khi chúng tôi tìm cách loại bỏ những chướng ngại cản trở chúng tôi đi đến hiệp thông trọn vẹn. Chúa Kitô muốn chúng tôi nên một, để thế gian tin (x Ga 17,21).
Nhiều thành viên trong các cộng đồng của chúng tôi khao khát đón nhận Thánh Thể ở cùng một bàn tiệc, như là biểu hiện cụ thể của sự hiệp nhất trọn vẹn. Chúng tôi cảm nhận nỗi đau của những người chia sẻ cả cuộc sống của họ, nhưnglại không thể chia sẻ sự hiện diện cứu độ của Chúa nơi bàn tiệc Thánh Thể. Chúng tôi nhìn nhận rằng chúng tôi cùng cótrách nhiệm mục vụ đáp ứng cơn đói khát tâm linh muốn nên một trong Chúa Kitô của các tín hữu chúng tôi. Chúng tôi khao khát vết thương này trong Thân Thể của Chúa Kitô sẽ được chữa lành. Đây là mục tiêu của những nỗ lực đại kết của chúng tôi, mà chúng tôi muốn thúc đẩy, gồm cả việc cam kết sẽ tiếp tục cuộc đối thoại thần học.
Chúng tôi cầu xin Chúa cho người Công giáo và người Tin lành Luther biết cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, bằng cách mời gọi nhân loại nghe và đón nhận tin lành về hành động cứu chuộc của Thiên Chúa. Chúng tôi cầu xin Chúa ban cho niềm cảm hứng, sự khích lệ và sức mạnh để có thể cùng nhau phục vụ, phát huy phẩm giá và các quyền của con người, đặc biệt là đối với người nghèo, làm việc cho công lý, và loại bỏ mọi hình thức bạo lực. Thiên Chúa đòi buộc chúng tôi phải gần gũi với tất cả những ai khao khát phẩm giá, công lý, hoà bình và hoà giải.Đặc biệt hôm nay, chúng tôi lên tiếng yêu cầu chấm dứt bạo lực và chủ nghĩa cực đoan vốn tác động đến rất nhiều quốc gia và cộng đồng, và biết bao anh chị em trong Chúa Kitô. Chúng tôi thúc giục người Tin Lành Luther và người Công giáo cùng nhau nỗ lực đón tiếp người ngoại kiều, giúp đỡ những người bị buộc phải trốn chạy vì chiến tranh và bách hại, và bảo vệ quyền lợi của những người tị nạn và những người đi tìm nơi nương náu.
Hơn bao giờ hết, chúng tôi nhận ra rằng việc chúng ta cùng nhau phục vụ trong thế giới này phải mở rộng ra đến cáctạo thành của Thiên Chúa, đang bị bóc lột và lãnh nhận hậu quả của sự tham lam vô độ. Chúng tôi nhìn nhận rằng các thế hệ tương lai có quyền vui hưởng thế giới của Thiên Chúa trong tất cả các tiềm năng và vẻ đẹp của nó. Chúng tôi cầu nguyện cho những khối óc và con tim sẽ thay đổi để đi đến một cách thức chăm sóc tạo thành đầy yêu thương và có trách nhiệm.
Nên một trong Chúa Kitô
Nhân dịp thuận lợi này, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với các anh chị em của chúng tôi, đại diện cho nhiều Cộng đoàn và Hiệp hội Kitô hữu Thế giới, đã hiện diện và hiệp thông với chúng tôi trong lời cầu nguyện. Khi chúng tôi tái cam kết đi từ xung đột đến hiệp thông, chúng tôi làm thế với tư cách chúng tôi là thành phần của cùng một Thân Thể Chúa Kitô, mà chúng tôi được tháp nhập qua bí tích Rửa tội. Chúng tôi mời gọi các bên đối tác đại kết của chúng tôi nhắc nhở chúng tôi về các cam kết của chúng tôi và khích lệ chúng tôi. Chúng tôi xin họ tiếp tục cầu nguyện cho chúng tôi, đồng hành với chúng tôi, nâng đỡ chúng tôi sống điều cam kết mà chúng tôi bày tỏ ngày hôm nay, trong tinh thầncầu nguyện.
Lời kêu gọi người Công giáo và người Tin Lành Luther trên toàn thế giới
Chúng tôi kêu gọi mọi giáo xứ và cộng đoàn Tin Lành Luther và Công giáo hãy can đảm và sáng tạo, vui tươi và hy vọng trong việc dấn thân tiếp tục cuộc hành trình tuyệt vời ở phía trước. Thay vì những xung đột trong quá khứ, ơn hiệp nhất của chúng ta được Chúa ban cho sẽ hướng dẫn sự hợp tác và củng cố tình đoàn kết của chúng ta. Bằng cách xích lại gần nhau trong đức tin vào Chúa Kitô, bằng cách cầu nguyện với nhau, lắng nghe nhau, bằng cách sống tình yêu của Chúa Kitô trong các mối tương quan giữa chúng ta, người Công giáo và người Tin Lành Luther chúng ta hãymở lòng ra cho sức mạnh của Thiên Chúa Ba Ngôi. Cắm rễ nơi Chúa Kitô và làm chứng cho Người, chúng ta đổi mới quyết tâm làm sứ giả trung thành của tình yêu vô biên của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 24 Tháng 12 Kính nhớ Các Thánh Tổ Tiên của Chúa Giêsu Kitô
-
Diễn văn của Đức Phanxicô cho Giáo triều Roma nhân dịp chúc mừng Giáng sinh 2024: Hãy nói tốt chứ đừng nói xấu -
Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ -
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô