Tuần Thánh
Khởi đầu mùa Chay, chúng ta đã gặp gỡ Đức Giêsu chiến thắng trước ba cuộc thử thách của ma quỷ tại hoang địa. Nơi đây, Đức Giêsu chỉ cho chúng ta cách thức tiếp nhận quyền năng hoàn toàn không phụ thuộc vào sự thống trị cũng không phải sự khuất phục. Thiên Chúa chia sẻ quyền năng của Người cho chúng ta. Ngài không hạ bệ chúng ta nhưng làm cho chúng ta đứng thẳng, ngẩng cao đầu và thăng tiến phẩm giá nhân loại của chúng ta.
Chúng ta đang bước vào Tuần Thánh. Tuần Thánh vén mở cho ta bản chất của quyền năng Thiên Chúa được thể hiện tròn đầy nơi Đức Kitô. Vào thời điểm cận kề bữa Tiệc Ly, chúng ta nhận thấy mọi quyền lực tập họp lại hầu hãm hại Đức Kitô. Những thế lực chính trị cũng như tôn giáo giăng mọi cạm bẫy hầu bắt Đức Giêsu, rồi đây họ sẽ lăng nhục và giết Ngài cách thảm hại. Đây là loại quyền lực câm điếc và ác độc. Những quyền lực này rồi đây sẽ phanh thây Đấng là hiện thân tình yêu Thiên Chúa được gởi đến chúng ta trong ngôi vị nhân loại. Thật vậy, họ đã làm điều xuẩn độc và vô nghĩa. Khi Đức Giêsu gặp Giuđa, Ngài hỏi : “Hỡi bạn, sao bạn lại ở đây?”. Tuyệt đối ở đây không có câu trả lời ngoại trừ câu hỏi ngược lại “Vậy thưa Thầy, sao Thầy lại ở đây?”. Sự xuẩn độc của quỷ chỉ có một câu trả lời mà câu trả lời đó sẽ lấn át điều thiện hảo.
Đức Giêsu là hiện thân của một loại quyền năng khác. Quyền năng nơi Ngài vượt trổi hơn mọi quyền lực của thế gian. Quyền năng nơi Ngài tạo nên những dấu hiệu. Vào tối hôm đó, theo trình thuật Tin Mừng Gioan, Người diễn tả dấu chỉ rửa chân. Nơi Tin Mừng Máccô, Matthêu và Luca, chúng ta tìm thấy dấu chỉ bánh và rượu san sẻ, giao ước mới. Thật vậy, Tin Mừng cho ta thấy qua sứ vụ của mình, Đức Giêsu đang hoàn thành những dấu hiệu, biến nước thành rượu, mang ánh sáng cho người mù, hóa bánh và cá ra nhiều. Chúng ta có nguy cơ bị cám dỗ khi nghĩ rằng đây là những hành động ma thuật như thể rằng Đức Giêsu là Gandalf của thế kỷ thứ nhất và thánh Phêrô như là Frodo. Suy nghĩ như thế là sai lệch vì Đức Giêsu không phải là một nhà ma thuật tài tình đã làm những trò lừa bịp ảo thuật đầy kinh ngạc.
Những dấu hiệu này quan trọng vì những điều dấu hiệu này ám chỉ. Dấu chị này hàm ẩn về Vương Quốc. Những dấu chỉ này nói nói về sự cùng tận của việc áp bức và lăng nhục. Đó là những dấu hiệu chúng ta mong mỏi và hơn nữa đang khởi đầu diễn ra giữa chúng ta. Những dấu hiệu của Đức Kitô nói với chúng ta. Những dấu hiệu đó loan truyền rằng sự bỉ ổi của khổ đau sẽ cuối cùng sẽ không khải thắng và lịch sử nhân loại một ngày nào đó sẽ cưu mang và sản sinh hoa trái chính trực.
Vì thế, hai ngày Thứ Năm Thánh và Thứ Sáu Thánh là cuộc chạm trán và sự xung đột giữa quyền năng của Thiên Chúa và những quyền lực của thế gian. Đây là thời điểm bùng nổ giữa thế lực tàn ác và mù lòa nơi những nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo và quyền năng của Đấng mang những dấu chỉ có ý nghĩa. Sự xung khắc này được thể hiện rõ nét nơi cuộc gặp gỡ giữa Đức Kitô và Philatô vào ngày Thứ Sáu Thánh. Philatô nói với Đức Kitô : “Ông không biết rằng tôi có quyền tha ông và có quyền để đóng đinh ông vào thập tự sao?”(Ga 19,10). Đức Giêsu nói với Philatô : “Vì điều này tôi được sinh ra, cũng vì điều này mà tôi đến thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai hâm mộ sự thật thì nghe tôi”. Philatô hỏi lại : “Sự thật là gì?”. Ông hỏi mà không đợi câu trả lời. Ông không cần câu trả lời vì ông có lính tráng đang đứng phía sau ông.
Những ai đã từng quan sát thế giới chúng ta đang sống, thế giới được mệnh danh là đang phát triển, đều có thể nhận ra sự xung khắc này đang xuất hiện và tiếp diễn. Hệ thống kinh tế tư bản đã làm cho vài quốc gia đạt đến sự cường thịnh và nâng cao mức sống của nhiều người. Nhưng vượt trên tất cả, những sức mạnh của thế giới này chỉ sinh lợi cho những người đang sống ở Phương Tây. Đồng thời sức mạnh này càng ngày càng khiến nhiều quốc gia rơi vào tình trạng nợ nần thảm khốc. Hố cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng gia tăng và rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở Châu Phi đang trong tình trạng giẫy chết. Trong thời đại chúng ta, sức mạnh hệ tại ở việc gia tăng tiền bạc, nhưng tiền bạc lại chạy về với các quốc gia giàu.
Đối diện với những quyền lực thời đại mình, Đức Giêsu đã tạo ra những dấu hiệu hầu nói về cuộc khải hoàn tối thượng đầy ý nghĩa. Thông thường thì chúng ta có thể tạo nên những dấu hiệu nhỏ nhoi diễn tả Vương Quốc đang đến và việc làm cho vương quốc đó hiện thực. Những dấu hiệu nhỏ là những dấu chỉ của Thiên Chúa. Đức Giêsu nói rằng bất kỳ điều gì người khác làm cho những người phận nhỏ là anh em và chị em của Ngài là đang làm cho chính Ngài. Không có dấu hiệu nào quá nhỏ. Mỗi hành động nhỏ nhoi hàm chứa điều chính trực đều là cánh cửa sổ nhỏ chiếu rọi ân sủng của Chúa. Những dấu hiệu nhỏ nhoi đó sẽ đem lại những kết quả vượt quá những gì chúng ta có thể mường tượng.
Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Một hành động đầy nhân hậu này diễn ra trong khung cảnh tàn ác Người sắp hứng chịu. Đã có lần tôi hết sức bối rối trước hành động nhân ái như thế tại Phnong Penh, Cambodia. Tôi đến thăm viếng một bệnh viện dành cho những người nhiễm Aids giai đoạn cuối. Bệnh viện này do vị linh mục Jim điều hành. Cha và những cộng tác viên của cha đã quy tụ những người nhiễm sida vào giai đoạn cuối và mang họ đến hầu chăm sóc họ tại ngôi nhà bằng gỗ giản đơn này. Tại đây, họ được nuôi dưỡng và chăm sóc. Hầu hết họ qua đời tại đây. Vài người được đem về nhà mình khi họ hấp hối. Một chàng thanh niên vừa được chuyển đến đây. Anh chỉ còn da bọc xương. Trông anh giống như ông lão. Thế rồi họ tắm rửa và hớt tóc cho anh. Bỗng chốc gương mặt anh bình an hạnh phúc. Có lẽ bạn sẽ hỏi : “Có ý nghĩa gì chăng? Anh ta sắp chết rồi mà”. Nhưng đây là hành động hàm chứa lòng nhân ái. Hành động này nói về Vương Quốc và từng chút từng chút đang mang Vương Quốc đến gần.
Rồi Đức Giêsu chia sẻ bánh và rượu. Vào khoảnh khắc cộng đoàn nhỏ bé của các môn đệ sắp sửa tan rã, Đức Giêsu cầm lấy bánh, bẻ ra, chia cho các ông và nói : “Đây là Mình Thầy, được chia cho anh em”. Ngay khi tất cả chúng ta sống trong tuyệt vọng, Ngài thiết lập bí tích hy vọng cho chúng ta. Hành động này đang tiếp diễn không chỉ nơi những thánh lễ mỗi ngày chúng ta cử hành nhưng còn đang tiếp diễn trên toàn thế giới nơi ta đang sống. Thật vậy, thân thể của Chúa vẫn tiếp tục được chia nhau ở bất cứ đâu khi chúng ta quy tụ người khác và chia sẻ với họ những gì chúng ta có, khi chúng ta dìm mình xuống giếng và ngóc lên khỏi nước, khi chúng ta làm những điều bé nhỏ hầu nói về phẩm giá và niềm hy vọng của nhân loại. Tôi lại suy nghĩ tới một phòng khám khác cho những người nhiễm sida tại Kigali ở Rwanda, tôi nghĩ đến các chị đang làm việc trong những điều kiện nghèo nàn không thể tưởng tượng. Họ đã tình nguyện đến đây để phục vụ những người nhiễm căn bệnh thời đại và họ đã quyết định ở lại đây. Họ đầy tràn niềm vui vì họ tin rằng điều thiện hảo là thanh âm cuối cùng.
Kế tiếp là ngày Thứ Sáu Thánh. Biết nói gì đây. Đức Giêsu hầu như thinh lặng. Điều vô nghĩa của quỷ xuất hiện, chiến thắng và thế lực của thế giới này đang hiển trị. Nhưng vào rạng sáng Phục sinh, lúc ngôi mộ bỗng trống không. Lúc Lời Của Sự Sống phục sinh rời khỏi mồ. Thật vậy, sự chết bị tiêu diệt và điều vô nghĩa cùng sự tàn ác không thể giữ Đấng Hằng Sống nơi mộ phần.
Jac. Thế Hanh O.P.
(trích dịch từ bài viết của cha Tymothy Radcliffe,
Just One Year, A Global Treasury of Prayer and Worship,
Cleretian Publications 2008, p.107-110 ; 133-135)
bài liên quan mới nhất
- Ngày 03/01: Danh Thánh Chúa Giêsu
-
Ngày 02/01: Thánh Basiliô Cả và thánh Grêgôriô Nazianzênô -
Ngày 31/12: Thánh Silvester I, Giáo Hoàng (270-335) -
Ngày 29/12: Thánh Tôma Becket, Giám mục tử đạo -
Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài tử đạo -
Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ -
Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông đồ (lễ kính) -
Ngày 25/11: Thánh Catarina Alexanđria -
Ngày 23/11: Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, Tử đạo -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 03/11: Thánh Martinô de Porres, tu sĩ