Trong tình trạng khủng hoảng, các lãnh tụ tôn giáo Thái Lan kêu gọi cầu nguyện
WGPSG -- Các lãnh đạo cấp cao của Phật giáo, Công giáo và Islam đã cùng khẳng định mối quan tâm của họ đối với cơn khủng hoảng chính trị tại Thái lan và kêu gọi cả cá nhân lẫn cộng đồng tôn giáo cầu nguyện.
Ngày 15.4.2010 UCA News tường trình: Ủy ban quốc gia Thái về Nhân quyền đã mời tu sĩ phật giáo Thượng tọa Thammakosajarn, Tổng giám mục Bangkok Francis Xavier Kriengsak Kovitvanit, và Imron Maluleem, Phó chủ tịch Ủy ban trung ương Islam Thái lan cùng bày tỏ quan điểm của họ đối với cuộc khủng hoảng.
"Phe phản đối Áo đỏ", trong đó nhiều thành viên ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ trong cuộc đảo chánh năm 2006, đã biểu tình chống chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva từ hơn một tháng nay.
Thượng tọa Thammakosajarn, đại diện cho Giáo Chủ tối cao Phật giáo Thái lan, kêu gọi cả hai phe khẩn cấp dừng lại và cân nhắc quyền lợi của đất nước. Ngài nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tha thứ, ông cũng kêu gọi nhân dân thái phải kiên nhẫn và tôn trọng sự khác biệt chính kiến, và hiểu rỏ ý nghĩa của tin tức hoặc thông tin mà họ nhận được.
Imron Maluleem nói mọi phe phải lượng giá lại hành động của mình và đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết. Ông kêu gọi những người chống đối phải tôn trọng luật pháp và ngưng ngay các hành động bạo lực. Lãnh tụ Islam cũng khẳng định xã hội Thái lan cần xây dựng lại một nền văn hóa chính trị mới.
Tổng Giám mục Kriengsak bày tỏ sự đau buồn về những người bị thiệt mạng và chia sẻ cùng các gia đình nạn nhân. “Chúng tôi kêu gọi tất cả thành phần của xã hội cùng nhau chấm dứt bạo động va hối thúc các phe tranh chấp chính trị ngồi lại cùng nhau thương lượng để tìm ra một giải pháp thích hợp có lợi cho người dân”.
Sau đó, cả ba lãnh tụ tôn giáo đều kêu gọi các tín đồ của mình hãy cầu nguyện cho hòa bình một vài phút, lúc 6 giờ chiều mỗi ngày.
Tổng giám mục Kriengsak đã cho Thông tấn xã UCA biết rằng cả ba tôn giáo đều đồng ý sẽ sớm cầu nguyện chung cho hòa bình. Lãnh tụ Công giáo này nói: “Việc cầu nguyện chung bày tỏ ước muốn của chúng ta đối với một xã hội hòa bình, chúng ta không muốn có bất cứ thứ bạo lực nào trong đất nước mình”.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô