Tòa Thánh chống lại mọi hình thức khủng bố
Đức ông Janusz Urbanczyk, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Tổ chức An ninh và Cộng tác ở châu Âu khẳng định Tòa Thánh chống mọi hình thức khủng bố và không có bất kỳ lý do nào biện minh cho việc sử dụng khủng bố. Ngài cổ võ nền văn hóa gặp gỡ để ngăn ngừa việc cực đoan hóa.
Trong hội nghị video về chống khủng bố, diễn ra trong hai ngày 14-15 tháng 9 tại Vienna, thủ đô của Áo, Đức ông Janusz Urbanczyk, đại diện Tòa Thánh, đã khẳng định: “Tòa thánh mạnh mẽ và dứt khoát lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện của nó. Không có lý do ý thức hệ, chính trị, triết học, sắc tộc, dân tộc hoặc tôn giáo nào có thể biện minh cho việc sử dụng chủ nghĩa khủng bố, bởi vì hành vi này vi phạm nhân phẩm, nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế và gây nguy hiểm cho sự ổn định, gắn kết của xã hội cũng như cho sự phát triển, đồng thời đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.”
Câu trả lời chung của cộng đồng quốc tế
Vì khủng bố và chủ nghĩa cực đoan là mối đe dọa lan tràn ảnh hưởng đến bất cứ ai, Đức ông Urbanczyk kêu gọi quốc tế cần có câu trả lời chung. “Điều cần thiết là phải áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn bất kỳ hình thức cực đoan nào, đặc biệt là trong giới trẻ, cũng như việc tuyển dụng, đào tạo và tài trợ cho những kẻ ấp ủ khủng bố”.
Để ngăn ngừa sự cực đoan hóa và chủ nghĩa cực đoan, cần gieo trồng nền văn hóa gặp gỡ
Đại diện Tòa Thánh nhấn mạnh rằng để ngăn ngừa sự cực đoan hóa và chủ nghĩa cực đoan, cần gieo trồng nền văn hóa gặp gỡ với sự tôn trọng lẫn nhau và cổ võ đối thoại, đưa đến một xã hội ôn hòa và bao gồm.
Cần sự tham gia của các cộng đồng địa phương, các tổ chức tôn giáo
Đồng thời ngài khẳng định vì khủng bố và bạo lực thường được thúc đẩy bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội – văn hóa, là những điều nuôi dưỡng sự chống đối của những người bị gạt ra bên lề, do đó những nỗ lực chống khủng bố phải có sự tham gia của các cộng đồng và chính quyền địa phương, bao gồm các tổ chức và các vị lãnh đạo tôn giáo. Họ cung cấp không gian văn hóa ngăn chặn sự cực đoan hóa người trẻ. Cộng đồng quốc tế cần cộng tác với các chính quyền, xã hội dân sự và cộng đồng tôn giáo địa phương để thăng tiến phát triển, quan tâm đến giáo dục, bảo vệ nhân quyền và ngăn chặn sự tuyên truyền khủng bố.
Bảo vệ tự do tôn giáo
Cuối cùng, Đức ông Urbancyzk kêu gọi phân biệt giữa lĩnh vực chính trị và tôn giáo, để vừa bảo vệ tự do tôn giáo của mọi người, vừa bảo vệ vai trò không thể thay thế của tôn giáo trong việc đào tạo lương tâm và kiến tạo sự đồng thuận đạo đức nền tảng của xã hội.
Nguồn: vaticannews.va
bài liên quan mới nhất

- Đức Lêô XIV kêu gọi ngừng bắn ở Gaza khi điện đàm với Thủ tướng Netanyahu
-
Giới trẻ Công giáo kêu gọi giải quyết khủng hoảng di cư với lòng bác ái và cảm thông -
Đức Lêô XIV kêu gọi ngừng bắn tại Gaza -
Thảm cảnh của người Công Giáo ở Gaza -
Đức Thánh Cha gửi sứ điệp video đến “Trận đấu vì Trái tim” -
Sự kiện Năm Thánh dành cho các nhà truyền giáo kỹ thuật số -
Đức Lêô XIV mời gọi biến mọi cộng đoàn thành “mái ấm hòa bình” -
Đức Lêô XIV: Các giáo xứ cần phát động ‘cuộc cách mạng chăm sóc’ người cao tuổi -
Đức Lêô XIV nói về cái chết trong buổi đọc Kinh Truyền Tin tại Castel Gondolfo -
Đức Lêô XIV dâng lễ ở Castel Gandolfo: Hãy noi gương Đức Kitô, Người Samari nhân hậu
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y