Thứ Hai tuần 19 Thường niên (+video)
Mt 17, 22- 27
“Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu;
con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy,
mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ,
phần của Thầy và phần của anh.” (Mt 17,27)
1. Bài Tin Mừng hôm nay đề cập đến cuộc thương khó của Chúa Giêsu và vấn đề thuế thân.
Đây là lần thứ hai Chúa Giêsu loan báo cuộc tử nạn sắp đến của Ngài với các môn đệ, nhưng với chi tiết rõ ràng hơn lần trước: Con người sẽ bị nộp vào tay người đời…. và Matthêô thêm: “Các môn đệ buồn lắm.” (Mt 14,23)
Chúng ta có cảm tưởng Chúa Giêsu đang tập cho các môn đệ làm quen phần nào với cuộc Thương khó sắp đến của Ngài, để tránh cho các ông cú “sốc” quá lớn, có thể đưa đến thất vọng chăng. Đồng thời, việc Chúa loan báo trước như vậy là để cho các môn đệ biết, cuộc thương khó của Ngài nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Tin Mừng ghi: “Các môn đệ buồn lắm!” (Mt 14,23).
2. Buồn cũng như vui, là thành phần của cuộc sống. Và thường buồn rồi mới vui. Cũng như mưa xong, trời lại nắng. Cuộc sống thường thêu dệt bằng những buồn vui, vui buồn là sợi ngang chỉ dọc dệt nên tấm thảm cuộc đời.
Chính Chúa Giêsu cũng sẽ phải trải qua nỗi buồn chưa từng có trên đời: buồn đến nỗi mồ hôi máu chảy ra tại núi Cây Dầu. Buồn vui là qui luật của cuộc đời. Điều quan trọng là người Kitô hữu biết thánh hóa những niềm vui nỗi buồn đó.
Lạy Chúa, con xin tạ ơn Chúa,
Vì Chúa đã ban cho con,
Một con đường để con đi về phía trước,
Lòng vững tin Chân Hạnh Phúc ở cuối trời
Một cuộc đời để con nếm buồn vui,
Và sẽ hiểu: buồn vui cũng chỉ là tương đối.
Một người bạn để con chìa tay với,
Mà không mong chỉ giữ mãi cho riêng mình
Một tình yêu để tim con rạo rực,
Nhận rất nhiều, rồi thao thức đem cho
Một ước mơ để con chờ con đợi,
Khi đêm qua, rồi Ngày Mới bắt đầu...
3. Vấn đề nộp thuế cho Đền thờ.
Theo Luật thì mọi người đàn ông Do Thái, kể cả những người sống ngoài lãnh thổ Palestine, đều phải nộp cho Đền thờ hàng năm một món tiền thuế là hai đồng “drachme”, tương đương với giá trị hai ngày công. Số tiền này dùng để trang trải các chi phí của Đền thờ. Người ta bắt đầu thu thuế vào quãng 15 ngày trước Lễ Vượt Qua.
Vấn đề được nêu ra là Chúa Giêsu có phải nộp thứ thuế này hay không?
Trước hết, Chúa Giêsu đưa ra một định hướng nền tảng cho vấn đề, sau đó Ngài mời độc giả tìm đến một giải pháp thực tế.
Định hướng nền tảng được trình bày bằng một dụ ngôn: Các bậc vua chúa thường không thu thuế con cái họ mà chỉ thu thế các thần dân khác: “Vậy, con cái thì được miễn” (Mt 17,26). Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa trên nguyên tắc thì Ngài được miễn.
Nhưng thực tế thì có khác: “Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh hãy lấy đồng tiền ấy nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh”. (Mt 17,26)
Chúa làm thế để làm gì? Thưa để tránh gương xấu.
Lý do là vì gương xấu luôn để lại trong cuộc sống những điều rất đau lòng.
Trong tác phẩm có tựa đề là “Phúc” người ta đọc được câu chuyện này: Một cha sở kia ở miền núi, mỗi ngày trước khi lên giường ngủ, ngài thường quỳ xuống quay mặt về hướng nghĩa địa gần nhà và cầu nguyện cho những người ở đó. Ngài tin rằng, những lời cầu nguyện như thế sẽ làm yên lòng những nấm mộ chập chờn trong bóng tối với những cây Thánh Giá lô nhô trong nghĩa địa. Ngài cầu nguyện thật sốt sắng. Một đêm kia, ngài nghe thấy có tiếng chân người và tiếng đá rơi. Trong bóng tối, ngài thấy một hình người đang trèo lên thành nghĩa địa và đi giữa những nấm mồ. Một kẻ trộm chăng? Một tên điên chăng? Qua đêm thứ tư, ngài núp sau một gốc cây, ngài thấy rõ có một người lạ mặt đến quỳ trước ngôi mộ và khóc than thảm thiết: “Cha ơi, cha có tha cho con không? Cha nói đi! cha nói đi”.
Cha sở nhìn kỹ và nhận ra đó là một người bổn đạo trong họ. Người này đã ngỗ nghịch làm cho người cha phiền muộn quá đến chết đi. Ngài rón rén đến gần, đặt tay trên vai người đó và nói:
- Ồ con, con còn bị cắn rứt không thể nào ngủ được sao?
Người bốn đạo khiếp sợ quá, nhưng khi nhận ra tiếng cha sở thì định thần lại nói:
- Thưa cha, con không được bằng an chút nào cả. Hình ảnh cha con đang tức giận luôn theo dõi con.
- Con biết con đã xử tệ với cha con, con cái của con cũng sẽ xử tệ với con như vậy. Ngày mai, con hãy đem con cái đến đây và xin chúng đừng bắt chước gương xấu của con đã làm nữa.
10 năm sau, người bổn đạo đó chết và được chôn cất trong nghĩa địa ấy. Trong khi cha sở đang làm phép mộ, con cái ông ta lên tiếng nhạo báng và chửi rủa.
Cha sở buồn rầ thốt lên một lời:
- Ôi các bạn trẻ, đừng bao giờ quên chuyện này. (Trích “Phúc”)
bài liên quan mới nhất
- Thứ Bảy tuần 33 Thường niên (+video)
-
Thứ Sáu tuần 33 Thường niên (+video) -
Thứ Năm tuần 33 Thường niên (+video) -
Thứ Tư tuần 33 Thường niên (+video) -
Thứ Ba tuần 33 Thường niên (+video) -
Thứ Hai tuần 33 Thường niên (+video) -
Chúa nhật 33 Thường niên năm B (+video) - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Thứ Bảy tuần 32 Thường niên (+video) -
Thứ Sáu tuần 32 Thường niên (+video) -
Thứ Năm tuần 32 Thường niên (+video)
bài liên quan đọc nhiều
- Chúa nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (+video)
-
Thứ Bảy tuần 5 Phục sinh (+video) -
Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật Truyền giáo (+video) -
Ngày 29/06: Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, tông đồ (+video) -
Thứ Bảy tuần 6 Phục sinh (+video) -
Thứ Sáu tuần 6 Phục sinh (+video) -
Thứ Năm tuần 5 Phục sinh (+video) -
Thứ Năm tuần 7 Phục sinh (+video) -
Thứ Năm tuần 6 Phục sinh (+video) -
Thứ Hai tuần 6 Phục sinh (+video)