Thánh nhạc hấp dẫn tuổi trẻ

Thánh nhạc hấp dẫn tuổi trẻ

Roma - Thánh nhạc có một sự hấp dẫn phổ quát, nhưng là một sự thu hút đặc biệt đối với giới trẻ, theo một Đức Ông tài trợ một loạt các buổi hòa nhạc tại các vương cung thánh đường Roma.

Chương trình “In Signo Domini (Nhân danh Chúa): Thánh nhạc trong các Vương cung thánh đường Roma” đang được tài trợ bởi Học viện âm nhạc châu Âu và A Voce Sola.

Một loạt buổi biểu diễn sẽ cung cấp cho thính giả cơ hội đào sâu trong mùa phụng vụ, chẳng hạn ngày 13-4 sẽ trình bày tác phẩm của nhạc sĩ Bach về Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu theo thánh Gioan, ngày 20-4 sẽ trình bày nhạc oratô của nhạc sĩ Vinci về Đức Mẹ Sầu Bi, và ngày 27-4 sẽ trình diễn tác phẩm “Sự Phục Sinh” của nhạc sĩ Handel.

Tại một buổi giới thiệu lễ hội, Đức ông Andreatta nói về “ngôn ngữ mạnh” của thánh nhạc trong một “xã hội tiêu thụ và sung túc”.

Ngài nói với hãng ZENIT thế nào là một “thành phần thiết yếu của phụng vụ mà chúng ta đang tái khám phá và đặc biệt đến với người trẻ tuổi, là những người có một ngôn ngữ gần gũi hơn”.

Đức ông Andreatta nói về “tình trạng thất vọng, trống vắng, cô đơn của con người, trong đó con người thật là quá thất vọng”. Trong bối cảnh như vậy, ngài nói, thánh nhạc là một công cụ và ngôn ngữ để giúp đỡ con người tái khám phá các điểm tham chiếu cho cuộc đời.

Đức ông khẳng định: “Nỗi nhớ mà mỗi người có về nguồn gốc và số phận của mình là nỗi nhớ về Thiên Chúa”.

Ngài tiếp tục nói về tầm quan trọng của các biểu tượng, được xem là một ngôn ngữ nguyên sơ – chẳng hạn các điều như một nụ hôn, một ánh mắt, hoặc một sự ôm chặt. Ngài nhận xét rằng cần phục hồi một ngữ nghĩa học của các dấu hiệu và ngôn ngữ, và đó là nơi những người trẻ có một lợi thế.

Ngài phát biểu: “Giới trẻ có một khả năng bản năng tức thời, bởi vì họ chưa bị hư hỏng hoặc chưa bị ô nhiễm bởi kinh nghiệm cuộc sống, vốn có thể tước mất ý nghĩa từ ý nghĩa của ngôn ngữ”.

Đức ông Andreatta nói về thánh nhạc như là một “thành phần thiết yếu của phụng vụ”, ngài nhắc lại thánh nhạc trong Cựu Ước được trình tấu trước Cung Cực Thánh. Theo ngài, đó là biểu hiện sâu sắc của một ngôn ngữ, vốn không phải là của con người mà là của Chúa.

Đức Ông phản ánh rằng một điều gì đó của tính thánh thiêng đã bị mất trong phụng vụ hôm nay. Ngài tố cáo các giai điệu tùy hứng, vốn là “hoa trái của thời hiện đại, chứ không phải là của truyền thống sâu xa của Giáo Hội, mà sau hàng ngàn năm đã có một di sản đã phần nào bị lãng phí theo cách ấy”.

Tuy nhiên theo ngài, ĐTC Biển Đức 16 đang dẫn dắt việc phục hồi cho sự phong phú này. Ngài kết luận bằng cách bày tỏ niềm hy vọng rằng “các linh mục trẻ và thế hệ tương lai sẽ xây dựng lại di sản phi thường này”. (Zenit.org 5-4-2011)

Top