Thánh lễ Giao thừa Kỷ Hợi (2020)

Thánh lễ Giao thừa Kỷ Hợi (2020)

Thánh lễ Giao thừa Kỷ Hợi (2020)

Bài đọc I: Ds 6, 22-27

“Họ sẽ kêu cầu danh Ta trên con cái Israel và Ta sẽ chúc lành cho chúng”.

Trích sách Dân Số.

Chúa phán cùng Môsê rằng: “Hãy nói với Aaron và con cái nó rằng: Các ngươi hãy chúc lành cho con cái Israel; hãy nói với chúng thế này: 'Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con'. Họ sẽ kêu cầu danh Ta trên con cái Israel, và Ta sẽ chúc lành cho chúng”.

Đó là lời Chúa.

 

Đáp ca: Tv 120,1-2.3-4.5-6.7-8

Đáp: Ơn phù hộ chúng ta ở nơi danh Chúa, là Đấng dựng nên cả đất trời.

Xướng: Tôi ngước mắt nhìn lên rặng núi, ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao ? Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời.

Xướng: Xin Đấng gìn giữ bạn đừng để bạn lỡ chân trật bước, xin Người chớ ngủ quên. Đấng gìn giữ Ít-ra-en, lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành!.

Xướng: Chính Chúa là Đấng canh giữ bạn, chính Chúa là Đấng vẫn chở che, Người luôn luôn ở gần kề. Ngày sáu khắc, vầng ô không tác hoạ, đêm năm canh, vành nguyệt chẳng hại chi.

Xướng: Ngày sáu khắc, vầng ô không tác họa. Đêm năm canh, vành nguyệt chẳng hại chi, Chúa gìn giữ bạn không khi bất hạnh, bảo vệ cho sinh mạng an toàn.

Xướng: Chúa giữ gìn bạn khỏi mọi điều bất hạnh, giữ gìn cho sinh mệnh an toàn. Chúa giữ gìn bạn lúc ra vào lui tới, từ giờ đây cho đến mãi muôn đời.

 

Bài đọc II: 1 Tx 5, 16-24

“Thần trí, linh hồn và thể xác anh em được gìn giữ cho tới ngày Chúa đến”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.

Anh em thân mến, anh em hãy vui mừng luôn. Hãy cầu nguyện không ngừng. Trong mọi việc, hãy cảm tạ Chúa. Vì đó là thánh ý Thiên Chúa về tất cả anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Đừng dập tắt Thánh Thần; đừng khinh khi các lời tiên tri, nhưng hãy nghiệm xét mọi sự, điều gì tốt hãy giữ lại. Hãy tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức. Xin chính Thiên Chúa bình an thánh hoá anh em toàn diện, để thần trí, linh hồn và thể xác anh em được gìn giữ toàn vẹn trong ngày Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự đến. Đấng đã kêu gọi anh em, chính Người là Đấng Trung Tín. Chính Người sẽ thực hiện. Thưa anh em, xin anh em cũng cầu nguyện cho chúng tôi nữa. Tất cả anh em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện. Chúc anh em được đầy ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!

Đó là lời Chúa.

 

Tin Mừng (Mt 5,1-10)

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì nước Trời là của họ. Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được đất nước làm cơ nghiệp. Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thỏa. Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. Phúc cho những ai ăn ở thuận hòa, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì nước Trời là của họ”.

 

Câu chuyện

Lẽ trời đất có khởi thủy phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, kết thúc cũng vào lúc giao thừa. Giao thừa có nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy (Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh). Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm lúc giao thoa giữa hai năm cũ - mi này có lễ trừ tịch.

Ý nghĩa của lễ này là chúng ta bỏ đi hết điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “Khử trừ ma quỷ” cử hành vào lúc giao thừa.

Suy niệm

Trong đêm giao giữa năm cũ và năm mới, chúng ta họp mặt trong thánh lễ giao thừa hôm nay (hoặc giờ phút linh thiêng này), rất có ý nghĩa: Chúng ta vui ca tạ ơn Chúa những gì đã làm được và chưa làm được cũng như làm mất lòng Chúa trong năm cũ vừa qua và mặc lấy tâm tình của thánh Phaolô mời gọi: “Anh em thân mến, anh em hãy vui mừng luôn. Hãy cầu nguyện không ngừng. Trong mọi việc, hãy cảm tạ Chúa” (1Tx 5,16-18).

Cũng đêm giao thừa, trong tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta tr khử những gì thuộc về bóng tối, ma quỷ, mặc lấy ân sủng để tiến vào năm mới với tâm hồn vui hạnh phúc như tục ng của cha ông ta:Nghinh xuân tiếp phúc”. Thật thế, chữ phúc mà chúng ta khẩn cầu với Chúa Xuân, để Ngài chúc phúc như lời cầu chúc tha thiết của thánh Phaolô cho những người anh em thành Thêxalônica:Xin chính Thiên Chúa bình an thánh hóa anh em toàn diện, để thần trí, linh hồn và thể xác anh em được gìn giữ toàn diện trong ngày Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự đến. Đấng đã kêu gọi anh em, chính Người là Đấng trung tín” (1Tx 5,23-24).

Vào giờ phút giao thừa, người ta dâng tiến mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ Thiên Chúa, bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Ở miền Nam là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh Tết, bánh chưng xanh… tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi Tết đến xuân về. Phong tục này ra đời từ ngàn xưa, có lẽ vì đất nước ta bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa xuân hoa quả nở rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Dâng lộc xuân, lộc của trời cho chính trời như là lời tuyên xưng tạ ơn:Tất cả những gì Chúa ban, con có dâng về cho Chúa”, và khẩn cầu:Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc” (Lời nguyện năm mới). Dâng lộc trời để nhớ ơn và cúng bái ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân, như để tỏ lòng biết ơn. Biết ơn trời, nhớ nguồn gốc tổ tiên thật là một tục lệ đẹp và mang đầy nét nhân văn của lòng biết ơn được văn hóa Việt Nam trân trọng và được chính Chúa Kitô đánh giá cao (x. Lc 17,11-19).

Trong giờ phút linh thiêng này, chúng ta chúc phúc cho nhau như Chúa Giêsu gửi lời chúc cho chúng ta qua bát phúc, trong đó, Ngài chúc con người trở nên hiền lành, xót thương người, tâm hồn trong sạch và xây dựng hòa bình để được hạnh phúc. Ngài còn chúc phúc chúng ta dù sống giữa những hoàn cảnh cơ cực nhất: nghèo khó, sầu khổ, đói khát, bị bách hại vì sống công chính (x. Mt 5,1-10), cũng cảm nghiệm hạnh phúc mà Thiên Chúa mang lại. 

Giờ phút giao thừa, chúng ta dùng lời phúc của Chúa chúc cho nhau, mong mỗi người sở hữu một niềm vui tâm hồn, không bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh bên ngoài chung quanh tác đng. Mỗi mối phúc mà Chúa Giêsu đề cập, không được con người quan tâm như là những điều may mắn hạnh phúc, trái lại họ coi đó là những khổ đau mà họ luôn phải tránh. Những hoàn cảnh này Chúa Giêsu tuyên bố: Họ hạnh phúc thật. Chính sứ mạng của Chúa Giêsu là đến thế gian để trao cho con người chìa khóa để mở hạnh phúc, một niềm vui nội tại không bị chi phối khi ta sống giữa những hoàn cảnh khó khăn nhất.

“Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa” (Tv 40,5). Hạnh phúc được sinh ra khi chúng ta biết đặt trong tim mình những công trình và thực hiện với sự vui mừng và hoan hỉ trong Thiên Chúa, bất chấp mọi hoàn cảnh. Cầu mong chúng ta có được tinh thần tám mối phúc, để luôn tiến mạnh mẽ.

Chúng ta xin Chúa Kitô, Người là ánh sáng tỏ rạng hơn mọi ánh sáng đốt lên trong tâm hồn chúng ta ánh sáng tình yêu nuôi dưỡng cuộc sống chúng ta. Chúng ta mở lòng mình ra với niềm hy vọng vào ánh sáng rạng ngời của Người. Chắc chắn rằng sẽ không còn bóng đêm của năm cũ nhưng là ánh sáng tình yêu của Chúa viếng thăm trong năm mới:

“Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn,
Cho Vầng Ðông tự chốn cao vời viếng thăm ta” (Lc 1,78).

Top