Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 4 mùa Chay năm B
Phúc Âm: Ga 3, 14-21
"Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ".
Cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô ban đêm cho chúng ta thấy rõ chiều kích thẳm sâu của ơn Cứu Độ. Muốn đạt được Nước Trời, con người phải được tái sinh nơi Chúa Giêsu chết và phục sinh.
Một cuộc đối thoại có nghĩa là tìm hiểu cách thẳng thắn và nghiêm túc về một vấn đề nào đó. Ông Nicôđêmô, một đầu mục của người Do Thái và là một người thuộc nhóm biệt phái đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm. Xuất hiện trong cuộc đối thoại này, ông Nicôđêmô tỏ ra là một người hết sức thiện chí và nhiệt tình. Thay vì bắt bẻ Chúa Giêsu như các người Biệt phái khác, ông Nicôđêmô tỏ ra muốn tìm hiểu sự thật với tất cả tấm lòng của mình.
Những vấn nạn và câu trả lời của Chúa Giêsu cho Nicôđêmô là những lời tiên báo cho nhân loại chúng ta hiểu rõ rằng để thấy được Nước Thiên Chúa đang khởi sự với Chúa Giêsu, người ta phải được sinh lại bằng lòng tin nơi Đức Kitô chết và sống lại. Tin mừng Thánh Gioan, Chúa Giêsu đã nói về cái chết của Ngài bằng những từ ngữ: “được nhấc lên cao”. Nhấc lên cao có nghĩa là được treo lên như Môsê đã treo con rắn đồng lên cao trong sa mạc để ai nhìn lên con rắn đồng thì được cứu khỏi rắn cắn. Hình ảnh này chỉ là tiên trưng mà thôi.
Thập giá nơi Đức Kitô được treo lên là dấu chỉ của tình thương giải thoát.
Thập giá là nơi con Thiên Chúa được tuyên dương. Chỉ nơi thập giá mới có ơn cứu độ. Nơi Người, tức nơi Đức Kitô ơn cứu chuộc chứa chan. Mầu nhiệm thập giá luôn tuôn trào vì luật Tin Mừng là “Nếu hạt lúa rơi xuống đất mà không chết đi, thì vẫn trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, thì sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 12, 24).
Thập giá chính là mạc khải của Thiên Chúa Cha ngang qua người con của Ngài là Chúa Giêsu. Đây là chóp đỉnh của tình yêu thương của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đến trần gian không phải để lên án mà để đem lại sự sống và hạnh phúc cho con người.
Chúa Giêsu đã nói lên tất cả sự thật qua cái chết của Ngài: ”Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến thân vì người mình yêu” (Ga 15, 13). Chúa Giêsu đã thiết lập một đạo, một đạo dựa trên tình thương.
Người Kitô hữu trong mùa Chay này, khi trở về với lòng mình, chắc chắn nhìn lên thập giá sẽ hiểu rõ lòng thương xót của Chúa. Thập giá chính là ơn giải thoát. Đạo Chúa Kitô không phải là đạo tìm thập giá mà chính là để mọi người nghiệm ra tình thương cứu độ của Chúa Kitô. Đạo của Chúa Kitô cũng không phải là thực thi một số kinh kệ và giữ một số lề luật cách máy móc, nhưng đạo chính là tình thương, do lòng mến phát sinh ra. Chúa Kitô luôn diễn tả tình thương qua con người đầy xót thương của Ngài. “Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”.
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Thánh Kinh bằng tiếng Việt
Thánh Kinh bằng tiếng Anh
bài liên quan mới nhất
- Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C
-
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 34 Thường niên năm B -
Chúa nhật 34 Thường niên năm B -
Chúa nhật 33 Thường niên năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 33 Thường niên năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 30 Thường niên năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 29 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 27 Thường niên năm B
-
Thánh Kinh bằng hình ngày 29/06: thánh Phêrô và thánh Phaolô Tông đồ -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 10 Thường niên năm B -
Kinh thánh bằng hình: Chúa nhật Phục sinh -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 5 mùa Chay năm B -
Chúa nhật 33 Thường niên năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 6 Phục sinh năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật Chúa Thánh Thần Hiện xuống năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 3 Phục sinh năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 3 mùa Chay năm B