Tân Phúc âm hóa không phải là một khái niệm trừu tượng
WHĐ (21.12.2011) – Ngày 17-12, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến các giám mục của Hội đồng Giám mục New Zealand và Hội đồng Giám mục Thái Bình Dương trong chuyến viếng thăm ad Limina của các ngài.
Ngỏ lời với các giám mục, Đức Thánh Cha nói về những thách đố chung, mặc dù các giáo phận của các ngài thuộc nhiều bối cảnh xã hội, kinh tế và văn hóa khác nhau. Đặc biệt, ĐTC đề cập đến chủ nghĩa thế tục và “tác động đáng kể của chủ nghĩa này đối với sự hiểu biết và thực hành đức tin Công giáo. Điều này thấy rõ trong việc giảm sút lòng quý chuộng tính chất thiêng liêng của hôn nhân Kitô giáo và tính bền vững của gia đình”.
“Về sâu xa, đức tin Kitô giáo cung cấp một nền tảng vững vàng cho cuộc sống hơn là quan điểm thế tục ... Vì vậy, mới đây Hội đồng Tòa Thánh cổ võ Tân Phúc âm hóa đã được thành lập. Vì đức tin Kitô giáo được xây dựng trên Ngôi Lời trở thành xác phàm là Chúa Giêsu Kitô, nên Tân Phúc âm hóa không phải là một khái niệm trừu tượng, nhưng là một cuộc sống Kitô hữu đích thực và đổi mới dựa trên giáo huấn của Giáo Hội. Anh em là những giám mục và mục tử, anh em được kêu gọi đóng vai chính để đáp ứng những nhu cầu và hoàn cảnh tại đất nước và giữa dân tộc của anh em”.
Rồi ĐTC nhắc nhở các giám mục về tầm quan trọng của việc chăm lo cho các linh mục, “nhất là những linh mục đang gặp khó khăn và những ai ít giao tiếp với anh em linh mục của mình... Trong thời đại của chúng ta, những người trẻ cần được giúp đỡ nhiều hơn về mặt phân định thiêng liêng để biết được ý Chúa. Trong một thế giới “khủng hoảng sâu xa về đức tin”, anh em cũng hãy đảm bảo cho các chủng sinh cũng được đào tạo một cách toàn diện”. ĐTC cũng nhìn nhận những đóng góp quan trọng của các tu sĩ và giáo dân cho công cuộc rao giảng Tin Mừng.
“Tôi dùng dịp này để nói với anh em về Tân Phúc âm hóa. Tôi rất quan tâm đến Năm Đức tin mới được công bố; năm này nhằm đem lại một động lực mới cho sứ vụ của toàn thể Giáo Hội để dẫn đưa con người ra khỏi miền hoang dại của mình.
Ước mong thời gian ân huệ này trở nên nguồn cảm hứng cho anh em liên kết với toàn thể Giáo Hội trong những nỗ lực tân Phúc âm hóa không ngừng; vì mặc dù anh em ở rải rác tại nhiều hòn đảo và chúng ta xa cách nhau, nhưng chúng ta cùng tuyên xưng “một Chúa, một đức tin, một phép rửa, một Thiên Chúa và là Cha của tất cả chúng ta”.
(VIS 17-12-2011)
bài liên quan mới nhất

- Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô
-
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y