Phụng vụ tháng Năm 2022
TGPSG -- Toàn bộ tháng Năm 2022 đều nằm trong mùa Phục sinh, được thể hiện bằng màu Trắng phụng vụ - màu của ánh sáng, biểu tượng của niềm vui tinh khiết và vô tội (tuyệt đối hoặc được phục hồi).
Mùa Phục Sinh đưa ta vào cuộc sống mới tràn đầy niềm hân hoan của Đức Kitô Phục Sinh và đón chờ sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo trợ và Bênh vực của chúng ta.
Trong tháng Năm 2022, các bài đọc Tin Mừng Chúa nhật được trích từ Phúc âm theo Thánh Gioan, ngoại trừ lễ Chúa Thăng Thiên, được trích từ Phúc âm theo Thánh Luca.
Các bài đọc trong thánh lễ ngày thường được chọn theo Chu kỳ 2.
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho Tháng Năm 2022
Cầu cho người trẻ được tràn đầy đức tin: Chúng ta cầu nguyện cho tất cả những người trẻ được kêu gọi sống một cuộc sống trọn vẹn nhất. Xin cho họ nhìn thấy nơi cuộc đời của Mẹ Maria: cách lắng nghe, chiều sâu của sự phân định, lòng can đảm do đức tin tạo ra, và sự tận tụy phục vụ.
Các Thánh của tháng Năm
Trong tháng này, Giáo hội đặc biệt nhớ đến những vị đã được chia sẻ phần thưởng của Chúa Phục sinh – là các đấng thánh: Giuse Thợ (1-5), Athanasiô (2-5), Philipphê và Giacôbê (3-5), Đamianô (10-5), Nêrêô và Achilêô, St. Pancratio (12-5), Đức Mẹ Fatima (13-5), Matthia (14-5), Gioan I giáo hoàng (18-5), Bernadino thành Siena (20-5), Christophoro Magallanes (21-5), Bêđa, Gregorio VII và Maria Mađalêna thành Pazzi (25-5), Philiphê Nêri (26-5), Augustino thành Cantuario (27-5) và lễ Đức Maria thăm viếng bà Êlisabét (31-5).
Tháng Hoa
Tháng Năm được chọn là tháng Hoa kính Đức Mẹ, lấy ý nghĩa từ lời tiên tri của Isaia (11,1) về đóa hoa nở từ gốc Giêsê.
Tháng Hoa nhắc nhở con cái Giáo hội cùng với Mẹ Maria dâng lên Chúa nhiều hơn nữa những đóa hoa thiêng liêng.
Ngày Thế giới Truyền thông xã hội
Lễ Chúa Thăng Thiên (29-5) được chọn để cử hành Ngày Thế giới Truyền thông xã hội tại các giáo phận trên toàn thế giới, theo lời mời gọi của công đồng Vatican II (văn kiện Inter Mirifica số 18). Chủ đề sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm nay là: ‘Lắng nghe bằng trái tim’.
Lễ Ngũ Tuần
Lễ Ngũ Tuần, ngày khai sinh của Giáo hội, cũng là một trong những lễ đặc biệt của tháng Năm.
Được sinh ra từ cạnh sườn của Chúa Kitô trên thập giá, Giáo hội đánh dấu ngày sinh của mình từ sự kiện Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Mẹ Maria và các Tông đồ.
Vào lúc 'khai sinh' vũ trụ, Chúa Thánh Thần - Hơi thở của Thiên Chúa - là "luồng gió quyền năng bay lượn trên mặt nước" (St 1-2). Khi Giáo Hội ra đời, Ngài lại hiện diện “như luồng gió mạnh” (Cv 2,2) để tái tạo thế giới theo hình ảnh của Đức Kitô qua Giáo Hội của Ngài.
Chúng ta, những chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, là những môn đệ ngày nay được Chúa Thánh Thần sai đi loan báo Tin Mừng. Ước gì chúng ta cũng ra đi như Đức Maria, người đã vội vã lên đường để trợ giúp bà Êlisabét (lễ cử hành ngày 31-5).
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự xuống trên chúng con, để cùng với Mẹ Maria, chúng con có thể rao truyền sự vĩ đại của Chúa, Đấng đã làm những điều vĩ đại cho chúng con - vì lòng thương xót của Ngài tồn tại đến muôn đời.
Ban Biên tập Web TGPSG tổng hợp
bài liên quan mới nhất

- Đôi nét về phép lành Urbi et Orbi
-
Tòa giải tội kín đáo đã có từ khi nào? -
ĐTC Phanxicô: Phụng vụ bắt nguồn từ truyền thống và tiến về phía trước -
Phụng vụ tháng Chín 2022 -
Tông thư Desiderio Desideravi về đào tạo phụng vụ cho Dân Thiên Chúa -
Phụng vụ tháng Tám 2022 -
Phụng vụ tháng Bảy 2022 -
Cuộc trò chuyện với ĐHY tân cử Arthur Roche, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích -
Phụng vụ tháng Sáu 2022 -
Phụng vụ tháng Tư 2022
bài liên quan đọc nhiều

- Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ
-
Những lưu ý khi cử hành Giải tội tập thể -
Ủy ban Phụng Tự giải thích về rước Mình Thánh Chúa trong hoàn cảnh hiện nay -
Một số vấn đề cần lưu ý liên quan đến Phụng vụ Thánh lễ -
8 cách tôn kính Danh Thánh Chúa Giêsu trong tháng Một -
Xem lại việc hát 'Tung Hô Tin Mừng' và 'Ca Tiến Lễ' -
Ủy Ban Phụng Tự: Về cử hành Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân và Nghi Thức An Táng trong hoàn cảnh dịch bệnh -
Bàn thờ hình tròn có được không? -
Cộng đoàn có thể đọc Phúc Âm trong Thánh lễ không? -
Ảnh thánh trong nhà thờ