Phát hiện 2 cây đinh được dùng đóng đinh Chúa Giêsu?

Phát hiện 2 cây đinh được dùng đóng đinh Chúa Giêsu?

Xin được nói ngay: Báo Thánh Niên ra ngày 13/4/2011 (có thể xem tại http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110413/Nghi-an-cay-dinh-dong-chua-Jesus.aspx) nói khác hẳn, và gọi là “nghi án” (!), cách trình bày “không thân thiện”. Nghi án với việc đặt giả thuyết là khác nhau!

Discovery News -- Một nhà làm phim Israel nói rằng hai cây đinh có từ 2.000 năm trước được phát hiện ở hầm mộ của một thượng tế Do Thái (Jewish high priest), người đã giao nộp Chúa Giêsu cho người Rôma, có thể có liên quan vụ đóng đinh.

Những mẩu sắt có nhiều mấu (gnarled bits of iron) dài khoảng 3 inches (8 cm) mỗi cái, được cho các ký giả ở Giêrusalem thấy hôm thứ Ba (12/4/2011) trong một phim tài liệu truyền hình để kiểm tra vấn đề cho rằng những cây đinh này có thể đã đóng Chúa Giêsu.

Từ ngày 15/5, những cây đinh này sẽ được truyền đi từ ngày thứ Tư ở Hoa kỳ, Canada, và Israel.

Hai chiếc đinh lần đầu tiên được phát hiện tại Giêrusalem từ 20 năm trước khi các nhà khảo cổ phát hiện một ngôi mộ gia đình được coi là của Caiaphas, vị thượng tế đã giao nộp Chúa Giêsu cho người Rôma đóng đinh. Một chiếc đinh được tìm thấy ở một trong 12 chiếc quan tài bằng đá vôi (limestone coffins) trong hầm mộ, còn chiếc kia thấy nằm trên nền mộ.

Nhà làm phim tài liệu Simcha Jacobovici người Israel gọi đó là “Nhà khảo cổ khỏa thân” (The Naked Archaeologist), ông nói: “Hai chiếc đinh sắt này được tìm thấy trong ngôi mộ đó”. Phim này đã trình chiếu trên kênh Lịch sử (The History Channel). Ông nói với các ký giả: “Ai đó đã tới hầm mộ với chiếc đinh ở trong xương và không ai kể lại điều đó”.

Các cây đinh bị cong một đầu và cả hai đều phù hợp (consistent with) việc đóng đinh vào tay. Jacobovici nói rằng vì Caiaphas kết hợp với việc đóng đinh – của Chúa Giêsu – người ta cho rằng những chiếc đinh đó đã được dùng. Nếu những chiếc đinh này được phát hiện ở bất kỳ ngôi mộ nào khác thì chúng tôi đã không có mặt ở đây hôm nay”.

Việc phát hiện những chiếc đinh này được tường trình trong bản báo cáo khảo cổ ngay lúc đầu, nhưng sau đó không lâu họ quên chụp hình. Khi tìm những chiếc đinh còn thất lạc, Jacobovici đã đến trường ĐH Tel Aviv và xác định niên đại, ông tin đó là những chiếc đinh đó được tìm thấy ở mộ của Caiaphas.

Lý thuyết cho rằng những chiếc đinh này được dùng trong việc đóng đinh, dựa vào 2 giả thuyết, Jacobovici nói: “Có thể những chiếc đinh này ở mộ của Caiaphas, và Caiaphas kết hợp với chỉ một vụ đóng đinh – đó là vụ đóng đinh Chúa Giêsu. Nếu người ta chấp nhận những chiếc đinh này ở ngôi mộ đó, giả sử Caiaphas chỉ dùng để đóng dinh Chúa Giêsu, thì phải là những chiếc đinh này”.

Được hỏi tại sao người bắt Chúa Giêsu phải chết, theo các phúc âm, lại chôn những chiếc đinh này với kẻ thù, Jacobovici cho rằng có thể Caiaphas bị day dứt vì quyết định của mình (been racked with guilt over his decision).

Một giả thuyết khác có trong phim tài liệu cho rằng có thể ông ta là người bí mật theo Chúa Giêsu (a secret follower of Jesus) đã không nghĩ giao Chúa Giêsu cho người Rôma sẽ khiến Ngài phải chết.

Lịch sử cho thấy 10.000 người bị người Rôma đóng đinh tới nay, chỉ có một ít chứng cớ khảo cổ ủng hộ việc này: Một mảnh xương gót chân hóa thạch bị đinh sắt đâm đã được phát hiện ở Giêrusalem năm 1968. Gabi Barkai, GS khoa khảo cổ tại ĐH Bar Ilan thuộc ĐH Tel Aviv, người có kinh nghiệm 40 năm về khai quật các ngôi mộ, xác nhận những chiếc đinh này có từ thế kỷ I, nhưng ông nói không thể biết ngày tháng chính xác hơn.

Ông nói: “Những chiếc đinh này là những vật hiếm thấy ở các ngôi mộ từ thời Đền thờ Giêrusalem thứ hai”. Có vài giả thuyết cho rằng tại sao chúng có thể được đặt trong mộ, một giả thuyết là những chiếc đinh dùng để đóng đinh được coi là “bùa hộ mạng mạnh” (powerful amulets) cho cuộc sống ngày sau.

Ông cho biết thêm: “Không có chứng cớ nào về những chiếc đinh này ở mộ của Caiaphas”. Được hỏi ông có tin những chiếc đinh đó được dùng để đóng đinh Chúa Giêsu hay không thì ông cẩn thận nói: “Điều đó có thể” (It's a possibility).

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Discovery News)

Top