Phán xét

Phán xét

Phán xét

CÂU CHUYỆN ĐẦU TUẦN

PHÁN XÉT

Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm

WGPMT (06.11.2023) – Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nghe Đức Bênêđictô XVI nói: “Theo gốc rễ và mục đích của mình, các thuyết vô thần của thế kỷ XIX và XX là những chủ thuyết luân lý” (Spe salvi, 42). Ngạc nhiên vì cứ nghĩ “vô thần” là xấu, tại sao lại bảo vô thần là chủ thuyết luân lý, đạo đức? Bởi vì lý do người ta phủ nhận Thiên Chúa là khi đối diện với những bất công và đau khổ tràn ngập trên thế giới! Nếu Thiên Chúa là Đấng toàn năng và nhân ái thì tại sao Ngài lại để thế giới này ngập tràn bất công và đau khổ như thế? Đi xa hơn nữa, vì Thiên Chúa không thiết lập công bằng trên trái đất này nên chính con người phải làm thay! Thế đấy, người ta chủ trương vô thần vì những lý do đạo đức, luân lý.

Lý tưởng là thế, nhưng thực tế lại không như mong đợi. Phản kháng Thiên Chúa khi đối diện những bất công là điều có thể hiểu được, nhưng nghĩ rằng mình phải làm những điều mà Thiên Chúa không làm được, thì quả là quá tự phụ, tự mãn! Chính lịch sử làm chứng rằng tham vọng thay thế Thiên Chúa trong thực tế đã dẫn đến những hình thức tàn ác và bạo lực nhất. Người ta nhân danh công bằng để phủ nhận Thiên Chúa và thiết lập xã hội mới công bằng và huynh đệ, nhưng thực tế chỉ là thay thế sự bất công này bằng thứ bất công khác, quy mô hơn và độc ác hơn. Quả thật, “bất cứ ai hứa hẹn một thế giới tốt đẹp hơn và bảo đảm thế giới ấy sẽ tồn tại mãi, đều là kẻ hứa hão, bởi lẽ người đó chẳng biết gì về tự do của con người” (Ibid., 24).

Ngày phán xét chung

Chính kinh nghiệm lịch sử ấy lại giúp chúng ta khám phá ra rằng chỉ có Thiên Chúa và sự sống đời sau mới có thể thỏa mãn khát vọng công bằng nơi con người: “Tôi xác tín rằng vấn đề công bằng làm nên lập luận thiết yếu, và trong mọi trường hợp, cũng là luận cứ mạnh mẽ nhất cho niềm tin vào sự sống đời đời. Mỗi cá nhân đều có nhu cầu vươn đến sự thành toàn nhưng nhu cầu này đã không đạt được trong cuộc sống trần thế. Mỗi cá nhân cũng khao khát tình yêu bất tử. Cả hai nhu cầu này là động lực quan trọng để tin rằng con người được dựng nên cho vĩnh cửu” (43).

Công bằng tuyệt đối và trọn vẹn sẽ được tái lập trong Ngày phán xét chung, khi Đức Kitô ngự đến “trong vinh quang của Ngài, có tất cả các thiên sứ theo hầu…Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước nhan Chúa, và Ngài sẽ tách biệt họ ra, như mục tử tách chiên khỏi dê. Ngài sẽ cho chiên đứng bên phải Ngài, còn dê ở bên trái” (Mt 25,31-46). Có người sẽ phải chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính sẽ được hưởng sự sống đời đời.

Các Kitô hữu được mời gọi đối diện với sự phán xét của Chúa chứ không phải của thế gian. Thế gian chỉ xét xử theo nhãn mác, bao bì, diện mạo bên ngoài (x. 1Sm 16,7); còn Thiên Chúa nhìn thấu tâm can và sẽ trả lại cho mỗi người đúng theo việc họ làm. Đối diện với Thiên Chúa như thế không phải để sợ hãi và mất niềm vui sống, nhưng để lắng nghe tiếng Chúa và không ngừng điều chỉnh cuộc sống hiện tại cho phù hợp với hạnh phúc của tương lai. Chính vì thế, “từ thời xa xưa, viễn ảnh về cuộc Phán xét đã tác động đến các Kitô hữu trong cuộc sống hằng ngày như tiêu chuẩn để tổ chức đời sống hiện tại, như tiếng gọi lương tâm, và đồng thời như niềm hi vọng vào sự công bằng của Thiên Chúa” (41).

Không chỉ đợi đến Ngày phán xét chung nhưng chúng ta được mời gọi đối diện hằng ngày với sự xét xử của Thiên Chúa qua việc xét mình. Lời mời gọi ấy lại càng cụ thể và cần thiết hơn trong tháng 11, Tháng Các Linh Hồn.

Nguồn: giaophanmytho.net

Các bài trong mục "Câu chuyện đầu tuần" của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm:

06.11.2023 - Phán xét

30.10.2023 - Đón nhận hay loại trừ?

23.10.2023 - Nhiệt tình truyền giáo của thánh Gioan Phaolô II

16.10.2023 - Đối thoại & lắng nghe

09.10.2023 - Thượng hội đồng & truyền thông

02.10.2023 - Ngôn ngữ của tình yêu

25.09.2023 - Lắng nghe Thánh Thần

18.09.2023 - Trung thành và sáng tạo

11.09.2023 - Hiệp Hành: Cùng đi với Chúa Kitô

04.09.2023 - Gia đình và giáo dục

28.08.2023 - Triết lý giáo dục

21.08.2023 - Hội Thánh là Thầy và là Mẹ

14.08.2023 - Đạo và đời

07.08.2023 - Fatima, Tiếng gọi yêu thương và hoà bình

31.07.2023 - Giáo Hội của người trẻ và cho người trẻ

24.07.2023 - Già & trẻ

17.07.2023 - Toà giải tội

10.07.2023 - Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Bộ Giáo lý đức tin

26.06.2023 - Blaise Pascal, một tâm hồn cao quý

13.06.2023 - Ngày thánh hóa các linh mục

12.06.2023 - Tháng Thánh Tâm

06.06.2023 - Ngài vẫn ở đó...

29.05.2023 - Karuna và Agape: Lòng từ bi và Tình bác ái

22.05.2023 - Đấng An Ủi và những người biết an ủi

15.05.2023 - Nói bằng trái tim

08.05.2023 - Thông dịch viên Lời Chúa

20.04.2023 - Thánh Giuse và nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa

17.04.2023 - Tôn vinh lòng thương xót

10.04.2023 - Mầu nhiệm Phục Sinh và giá trị thân xác

02.04.2023 - Giới trẻ và Chúa nhật Lễ Lá

28.03.2023 - Những nấm mồ trên mạng xã hội

22.03.2023 - Thánh Giuse và nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa

15.03.2023 - Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, máng thông ơn Chúa

13.02.2023 - Đức Thánh Cha Phanxicô & Bài giảng về năm ngón tay

06.02.2023 - Mahatma Gandhi & Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu

16.01.2023 - Chào Năm Mới 2023

09.01.2023 - Thiên Chúa cắm lều

02.01.2023 - Nối dài Nhập thể

22.12.2022 - Thánh ca Giáng sinh

12.12.2022 - Mong lúa trổ bông

06.12.2022 - Người trẻ và thế giới ảo

28.11.2022 - Hòa bình

Top