Nghĩ về Ngày của Mẹ
TGPSG -- Năm nay, 14 tháng 05 là ngày của mẹ. Sẽ thật ý nghĩa biết bao khi mỗi người dành thời gian để nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng, một mối tình mà người mẹ dành cho đứa con yêu dấu ngay từ khi con được tượng hình trong lòng dạ của mình. Hình ảnh người mẹ cưu mang đứa con yêu dấu của mình trong lòng dạ suốt chín tháng mười ngày có vẻ quen thuộc đối với mỗi người; nhưng dù có quen thuộc đến mấy đi nữa thì mãi mãi người ta sẽ không bao giờ hiểu thấu được sự huyền nhiệm nơi con người mà chính Thiên Chúa đặt vào trong lòng dạ người mẹ.
Thật vậy, chính con người là một huyền nhiệm, huyền nhiệm ngay từ lúc được thụ thai trong lòng dạ của mẹ. Chính trong cung lòng mẹ, mỗi con người đã được nuôi dưỡng, lớn lên và được sống trong cuộc đời này. Có ai đã tự hỏi, tại sao tôi lại được sinh ra? Tại sao tôi lại được đặt vào trong cung lòng của mẹ tôi? Đó là huyền nhiệm của tình yêu dành cho mỗi một con người. Đó là món quà của tình yêu Thiên Chúa đã dành cho mỗi một con người để hiện hữu trong trần gian này.
Chỉ có những ai có lòng biết ơn đến sự hiện hữu của mình thì mới có thể hiểu ra được lòng dạ của người mẹ, mạch máu nơi người mẹ, giọt sữa của người mẹ và trái tim của người mẹ thiêng liêng và cao quý đến mức nào! Đó là sự thiêng liêng là bởi vì không ai có thể cho mình quyền được sinh ra, chọn lựa được sinh ra ở đâu và thời gian mình được sinh ra. Thiêng liêng là bởi vì chính lúc con được thành hình trong dạ mẹ thì cũng là lúc con nhận được chính tình yêu sự sống từ mẹ; chắc hẳn đó không phải là những thứ “thuần vật chất” mà mẹ truyền sang con. Nhưng chính tình yêu từ mẹ đã làm cho con được lớn lên, và tình yêu nơi mẹ là sự sống mà con được thông truyền, được kín múc. Những gì mà con được nhận lãnh đâu phải chỉ là những thứ vật chất mà đúng hơn là đón nhận chính tình yêu của người mẹ, chính những gì trong con người của mẹ dành tặng cho con, chính những gì của mẹ là của con.
Như thế, chúng ta mới hiểu được rằng, con người của chúng ta là một hồng ân. Ngày của mẹ nhắc cho mỗi người chúng ta món quà của sự sống, món quà tình yêu của người mẹ qua sự tác tạo của Thiên Chúa đã hình thành nên ta. Đó phải là tặng phẩm của tình yêu chứ không phải là một “sản phẩm vật chất”.
Món quà ấy còn tiếp tục được trao ban cho người con yêu dấu của mình bằng sự chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ, chở che… trong cả cuộc đời. Dù người con có trưởng thành đi nữa, hình ảnh người mẹ vẫn cứ luôn gần gũi, thân yêu bên con. Không ai có thể cắt đứt sợi dây thiêng liêng mẫu tử được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, luôn gắn liền với trái tim, với chính con người thì làm sao có thể phá vỡ được.
Tiếc thay, nhiều người đã không nghiệm thấy được cái đẹp, cái quý nơi tình mẫu tử! Đâu đó, vẫn còn những câu chuyện thương tâm giữa mẹ và con. Đâu đó vẫn còn thấp thoáng những con người chỉ xem mẹ và con như là những “vật chất” mà thôi. Vẫn còn đó nhiều người đã không nghiệm thấy được tình mẫu tử, không nghiệm thấy được chính mỗi con người là món quà của sự thiêng liêng, cao quý như thế nào. Có người đã chọn bỏ đi đứa con yêu dấu của mình vì cho đó là “tai nạn”; có người từ chối tình mẫu tử đẹp đẽ mà Thiên Chúa đã dành tặng cho mình; có người lại chọn một thứ tình mẫu tử “khác lạ” khi không bao giờ muốn con mình được thụ thai trong lòng dạ của mình.
Cần lắm một khoảng lặng để ai đó có thể hiểu được huyền nhiệm con người đến từ tình yêu.
Cần lắm một khoảng lặng để ai đó có thể hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý như thế nào.
Cần lắm một khoảng lặng để ai đó có thể hiểu được dù thế giới có hiện đại cách mấy đi nữa thì mãi mãi tình mẹ - con vẫn luôn có một ý nghĩa và giá trị cao đẹp cho cuộc sống này.
Cần lắm một khoảng lặng để ai đó có thể hiểu được trong thế giới này, tình yêu mới có thể mang đến cho con người sự sống và hạnh phúc đích thực mà thôi.
Đaminh Trường Sơn - SDB (TGPSG)
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024