Ngày 19/06: Thánh Thánh Rômualđô, Viện phụ (956-1027)

Ngày 19/06: Thánh Thánh Rômualđô, Viện phụ (956-1027)

Ngày 19/06: Thánh Thánh Rômualđô, Viện phụ (956-1027)

Ngày 19 tháng 6

THÁNH RÔMUALĐÔ, VIỆN PHỤ
(956 - 1027)

I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng kính thánh Rômualđô, một vị thánh đã sống cách xa chúng ta cả ngàn năm. Dẫu hoàn cảnh có cách xa với biết bao thăng trầm  thay đổi như thế, nhưng cuộc sống của ngài vẫn là một bài học nhắc nhớ cho chúng ta về bổn phận của chúng ta đối với Thiên Chúa là Cha chúng ta trên trời.

Thánh Rômualđô là một nhà quý tộc người Ý, được sinh khoảng năm 951 tại Ravenna, nước Ý. Khi lên 20 tuổi, Rômualđô bị sốc mạnh khi thấy thân phụ ngài giết chết một người đàn ông trong một cuộc đọ kiếm tay đôi. Rồi thánh Rômualđô vào tu trong đan viện Bênêđictô. Ngài quyết tâm sống cuộc đời ngay chính. Thánh Rômualđô cũng muốn sám hối thay cho hành vi bệ rạc của người cha. Đối với Rômualđô, môi trường và lối sống của đan viện thật mới lạ vì ngài đã quen với nếp sống sang trọng, xa hoa và vô công rỗi nghề ở gia đình. Nhưng dần dần, chàng quý tộc bị ảnh hưởng sâu sắc bởi gương sáng của nhiều đan sĩ. Rômualđô quyết tâm trở nên một đan sĩ. Ngài đã xin một ẩn sĩ tốt lành tên là Marinô dạy cho cách thức nên thánh. Cả Marinô và Rômualđô đã cố gắng dùng thời giờ mỗi ngày để ca ngợi, tôn vinh và yêu mến Thiên Chúa. Thân phụ của Rômualđô là ông Sêgiô đến quan sát lối sống của con trai mình. Ông bị đánh động bởi sự đơn sơ và tinh thần bỏ mình của người con. Sêgiô nhận thức rằng chắc chắn phải có một thứ hạnh phúc đặc biệt nào đó trong đan viện – bởi vì con trai ông đã tự tình chấp nhận vào sống ở đó. Và đó là điều Sêgiô đang cần. Ông đã từ bỏ mọi thứ của cải mình có và cũng bắt chước người con sống phần đời còn lại như một đan sĩ.

Sau cùng, thánh Rômualđô thiết lập hội dòng Camalđôlêsêô Bênêđictô. Thánh nhân đi khắp nước Ý lập thêm các ẩn viện và các đan viện. Ở bất cứ nơi đâu, thánh Rômualđô cũng đều làm gương sáng cho các đan sĩ về lòng sám hối. Suốt một năm trời, mỗi ngày Rômualđô chỉ ăn chút ít đậu luộc. Rồi cả ba năm tiếp theo, thánh nhân chỉ dùng một ít thức ăn hầu nuôi sống mình. Nhờ những hy sinh này, thánh Rômualđô sống kết hợp mật thiết hơn với Thiên Chúa.

Thánh Rômualđô về trời ngày 19 tháng Sáu năm 1027, tại đan viện Valđi Castrô. Ngài ở một mình trong đan phòng của ngài và qua đời cách lặng lẽ âm thầm. Chắc hẳn thánh Rômualđô đã thầm thĩ lời nguyện rất được ưa chuộng này: “Ôi, lạy Đức Chúa Giêsu dịu hiền! Chúa đáng yêu mến của lòng con! Chúa là niềm khoái cảm vui thích của các linh hồn thanh khiết! Chúa là đối tượng của mọi sự con ước ao!”

Chúng ta hãy nài xin thánh Rômualđô giúp chúng ta biết quý trọng sự cầu nguyện và sự sống của Chúa Giêsu trong ta. Chúng ta cũng hãy nài xin thánh nhân ban ơn để chúng ta đủ sức thực hiện những việc thiêng liêng cách liên lỉ.

II. BÀI HỌC

IDLE SPECULATIONS: The Vision of St Romuald

Bài học chúng ta có thể học được từ cuộc đời của thánh Romualđô là cùng nhau giúp nhau nên thánh.

Trong một buổi huấn dụ cho các nữ tu trong dòng Mẹ Têrêsa Calcutta đã nói: “Hãy luôn ghi nhớ cộng đồng của chúng ta không bao gồm những người đã nên thánh, mà gốm những người đang cố trở thành thánh nhân.

Chúng ta là những người đang sống trên trần thế. Tất cả chúng ta đang trên đường sống trên đường lữ thứ hành hương. Chúa muốn chúng sống yêu thương và cùng nhau tay nắm tay dắt nhau về quê trời. Chẳng ai trong chúng ta đã trở thành thánh nhân. Chính vì thế mà mỗi người chúng ta phải luôn ý thức về thân phận yếu đuối mỏng dòn của mình đề cùng nhau yêu thương nhau giúp nhau trên con đường nên thánh.

Rômualđô cũng đã có thời bị thế gian khuất phục. Thân phụ của ngài cũng đã phạm những lỗi lầm nghiệm trọng nhưng rất may giữa bóng đen dày đặc của thế gian vẫn còn xuất hiện những điểm sáng. Chính những điểm sáng này đã giúp Romualđo và cha ngài tìm lại được hướng đi cho cuộc đời của mình. Những điểm sáng này chính là đời sống thánh thiện và gương mẫu của những đan tu trong những đan viện mà Romualđô có dịp tiếp xúc nhiều lần.    

Chúng ta không hiểu các đan tu có biết điều này hay không nhưng cuộc sống thay đổi của chính Romualđô và thân phụ của ngài đã chúng minh cho chúng ta thấy điều đó. Chúng ta có thể cùng nhau giúp nhau nên thánh bằng cuộc sống tốt lành thánh thiện của chúng ta. Chúa có muốn ngàn cách để đem những người con phung phá trở về với tình yêu thương của Người.

Hãy tránh xa những hận thù bất đồng để cuộc sống của con người trên thế giới hôm nay vốn dĩ đang có quá nhiều đau thương tìm lại được sự an bình và niềm vui cho tâm hồn.

Một họa sĩ người Tây Ban Nha, vào đầu thế kỷ XIX, đã để lại một loạt những bức tranh mô tả thân phận con người thật ý nghĩa. Một trong các hoạt phẩm mà ông đã thực hiện trong thời kỳ nội chiến vào cuối thế kỷ XVIII mang tựa đề: Đánh nhau bằng gậy gộc”.

Trong bức tranh, ông vẽ hai người đàn ông đang khiêu khích nhau, một người nắm trong tay một chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ chiếc dùi lên để bảo vệ mình. Nền trời không để lộ nét nổi bật nào. Người ta không thể đoán được trời sắp giông bão hay sắp sáng rỡ. Thoạt nhìn qua, ai cũng cho đấy là một bức tranh tầm thường như bao bức tranh khác. Thế nhưng, có một chi tiết nói lên tất cả ý nghĩa của bức tranh, đó là: Hai người đang tỏ vẻ hằm hằm sát khí với nhau đó lại đang mắc cạn trong một cồn cát! Trong cơn gió lộng, cát bụi đang kéo tới khỏa lấp 02 người đến quá đầu gối.

Hoạ sỹ muốn cho thấy rằng cả hai người nông dân đều dần sắp chết. Họ không chết vì những cú dùi cui giáng lên đầu nhau, nhưng sẽ chết vì cát bụi đang dần vùi chôn họ. Vậy mà, thay vì giúp nhau vượt qua cái chết. Họ lại cư xử với nhau lại chẳng khác gì như thú dữ. Họ cắn xé nhau!

Họa phẩm “Đánh nhau bằng gậy gộc” trên đầy của họa sĩ người Tây Ban Nha đã nói lên phần nào tình cảnh nhân loại của chúng ta đang xảy ra. Thay vì giúp nhau vượt qua không biết bao nhiêu tai họa, con người lại giành giật chém giết lẫn nhau. Bức tranh đó có lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó trên thế giới, hoặc tại một chỗ nào đó  ngoài cuộc sống của chúng ta, mà không chừng nó đang thực sự diễn ra hằng ngày trong các mối tương quan giữa chúng ta với những người chung quanh.

Top