Ngày 03/07: Thánh Tôma tông đồ (+video)

Ngày 03/07: Thánh Tôma tông đồ (+video)

Ngày 03/07: Thánh Tôma tông đồ (+video)

Ngày 3 tháng 7
Thánh TÔMA TÔNG ĐỒ

Sau 30 năm sống ẩn dật, Chúa Giêsu lên đường đi rao giảng Tin Mừng, mạc khải cho thế gian những mầu nhiệm về Nước Trời. Trong thời gian này, Chúa đã chọn một số tông đồ, lập thành một cộng đồng nhỏ bé, nhưng thân thiết và đầy tình thương. Tất cả đi theo Chúa, nghe Chúa giảng dạy và cùng lãnh sứ mạng loan báo tin lành như Chúa. Trong số những người được đặc ân lãnh nhân trực tiếp lời Chúa để thành những sứ giả, những bạn hữu và những tông đồ của Người, chúng ta thấy có thánh Tôma (Thomas).

 

Theo những tài liệu cổ, tên thực của thánh nhân là Giuđa. Nhưng vì Giuđa là một tên gọi rất phổ biến của người Do Thái, nên thánh nhân mới có một tên đệm khác là Tôma. Riêng tên Toma, theo danh từ Do Thái có nghĩa là “sinh đôi”.

Về gia tộc của thánh nhân, chúng ta không biết rõ, trừ một truyền thuyết cho rằng: Ngài sinh ở Antiôkia và có một người chị cùng sinh đôi tên là Lydia.

Ngoài ra, chỉ Phúc âm mới cho chúng ta biết chắc chắn một vài điểm về thân thế và tính tình của thánh Tôma. Thánh Tôma là một trong số các tông đồ Chúa Giêsu đã chọn. Nếu đọc sổ kể tên các tông đồ trong Phúc âm, chúng ta thấy thánh nhân được xếp thứ bảy theo thánh Matthêô, thứ tám theo thánh Marcô và thánh Luca và thứ sáu trong Công vụ sứ đồ. Riêng thánh Gioan, Ngài cho chúng ta biết thánh Tôma vốn tính rất nhiệt thánh và tận tụy. Lần kia Chúa Giêsu muốn vào xứ Giuđêa để thăm ông Lazarô bạn của Người vừa mới qua đời, các tông đồ đều nhao nhao lên ngăn cản, sợ người Do Thái sát hại. Chỉ một mình thánh Tôma mới nhận thấy sự quyết định cương quyết của Thầy mình. Vì thế Ngài đã kêu lên: “Nào, tất cả chúng ta cùng đi để cùng được chết với Thầy” (Ga 11,16). Rồi khi Chúa Giêsu loan tin: “Thầy sẽ đi dọn chỗ cho chúng con, khi Thầy đã đi và sẵn chỗ cho chúng con rồi, thì Thầy sẽ trở lại, đem các con cùng đi với Thầy, hễ Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. và vì các con biết Thầy đi đâu, nên các con cũng biết đường đi nữa”. Thánh Tôma liền thưa với Chúa: “Lạy Thầy, chúng con chẳng biết Thầy đi đâu, làm sao biết đường được” (Ga 14,26). Lại nữa, khi Chúa sống lại và hiện ra với các môn đồ, nhưng lần đó Tôma vắng mặt. Khi thánh nhân trở về, mọi người đều mừng rỡ kể lại cho Ngài nghe việc Thầy hiện ra. Thánh Tôma bỡ ngỡ tỏ thái độ không tin và còn tuyên bố: “Nếu tôi không thấy dấu đanh ấy và nếu tôi không sờ vào vết thương nơi sườn Thầy thì tôi không tin” (Ga 20,25).

Tám hôm sau, Chúa lại hiện đến với các tông đồ; lần này có cả Tôma ở đó. Sau khi ban bình an cho tất cả, Chúa quay lại bảo thánh Tôma: “Tôma, con hãy đặt ngón tay con vào đây và xem bàn tay Thầy, con hãy giơ tay con ra sờ vào cạnh sườn Thầy, và đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin chắc”. Hốt hoảng vì những lời Chúa phán, Tôma vội vã thưa cương quyết: “Lạy Chúa tôi và là Chúa Trời của tôi”. Nhưng Chúa ngắt lời và phán tiếp: “Vì con đã thấy Thầy nên con tin, nhưng phúc cho kẻ không thấy mà tin” (Ga 20,29). Sau hết, thánh Tôma là một trong bảy tông đồ được Chúa hiện ra trên bờ hồ Tiberia trước khi về trời.

Từ ngày ấy, thánh Tôma luôn luôn sống đoàn tụ với các tông đồ chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống. Và khi đã được đầy ơn Thánh Linh rồi, Ngài cùng với các môn đệ chia tay nhau đi rao giảng Phúc âm. Thánh nhân giảng đạo tại những nơi nào chúng ta không biết. Theo sử gia Eusèbe thì hình như Ngài giảng đạo tại xứ Parthie. Nhưng theo một truyên thuyết khá kỳ cựu thì thánh nhân đem tin lành đến cho những xứ của mấy nhà bác học, trứơc kia đã đến thờ lạy Chúa Giêsu tại hang Bêlem. Ngoài ra, nhiều văn kiện khác lại cho rằng: Thánh Tôma giảng Phúc âm cho dân Aán Độ, đã gặp thấy ở đó nhiều người Kitô giáo xưng mình là đồ đệ của thánh Tôma. Hơn thế, các tín hữu Ấn Độ có truyền tụng lại rất nhiều phép lạ mà họ cho rằng: Chúa đã làm vì lời cầu nguyện của thánh Tôma. Dưới đây là một trong nhiều tích truyện.

Lần kia, vua Sagame và các tăng ni Bàlamôn tìm mọi cách ngăn cản, không cho thánh tông đồ cất ngôi nhà thờ như đã định, họ viện lý rằng khu đất ấy dành riêng để xây tư dinh cho nhà vua. Thế rồi một hôm bể động, nhiều đợt sóng to đổ vào bờ đem theo một cây gỗ quý rất lớn. Nhà vua muốn đem cậy gỗ ấy về làm vật liệu xây cung điện. Nhưng vì cây gỗ quá nặng đến nỗi hàng trăm con voi kéo không nổi. Trong lúc các quan triều lúng túng chưa biết tìm kế nào đưa trọn cây gỗ về triều cho vua, thì thánh Tôma được Chúa soi sáng, Ngài đến thẳng đền vua và mạnh dạn tâu: “Nếu đức vua bằng lòng cho tôi xây ngôi nhà thờ dâng kính Thiên Chúa, tôi sẽ giúp vua, một mình kéo cây gỗ về thành không cần đến một người lính hay một con voi nào”. Nhà vua ngỡ ngàng, cho rằng thánh nhân nói khoác. Nhưng sau, theo lời bàn của giới chư tăng, nhà vua đồng ý và định ngày kéo gỗ. Đến ngày đã định, vua và các quan triều đến chứng kiến công việc. Dân chúng cũng kéo đến xem chật ních. Thánh tông đồ, bình tĩnh bước ra chào vua rồi quỳ xuống cầu nguyện. Đoạn Ngài đứng dậy buộc giây vào đầu cây gỗ, giơ tay làm dấu thánh giá và kéo đi một cách nhẹ nhàng, trước con mắt kinh hoàng của mọi người.

Dầu vậy, đến nay lịch sử vẫn chưa xác quyết thánh Tôma có giảng đạo tại những xứ sở nào. Và cũng chưa rõ thánh nhân chết ở đâu và bằng cách nào. Nhiều người cho rằng: thánh nhân qua đời tại Eùdesse hay một thành nào gần đó. Nhưng ý kiến khác lại cho rằng: thánh tông đồ chịu tử đạo tại Ấn độ.

Hợp ý với Giáo hội trong ngày lễ kính Ngài, chúng ta hãy khẩn khoản xin Ngài bênh vực hộ giúp và thầm nguyện noi theo gương mẫu đức tin của Ngài với một lòng tôn sùng xứng đáng.

Top