Mục vụ giáo lý cho người có hoàn cảnh đặc biệt
WGPSG -- “Tất cả mỗi người chúng ta đều là những người đặc biệt, nhưng liệu chúng ta có đặc biệt đủ để hoà nhập với những người có hoàn cảnh đặc biệt khác?”
Đó là nội dung chủ đề Giáo lý cho người khuyết tật trí tuệ (Giáo lý hoàn cảnh đặc biệt) được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ TGP TPHCM trong 3 ngày: 22 đến 24/7/2015 từ 18g30 đến 20g30, do Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ - Phụ trách Di Dân của Tổng Giáo phận chia sẻ trong phần mở đầu.
Chuyên đề “Giáo lý hoàn cảnh đặc biệt” do Nữ tu Maria Nguyễn Ngọc Mai Hương, Nữ tử Bác ái Vinh Sơn Phaolô, đặc trách. Tham gia có khoảng 25 người gồm các sơ, các anh chị giáo lý viên trong các giáo xứ, các nhà mở, mái ấm.
Nội dung chủ đề được xuyên suốt trong 3 ngày; đồng hành thường huấn có sự tham gia của Cha Giuse và chuyên viên tâm lý Maria Pierre Fourier Nguyễn Thị Lệ Giang, hiện công tác trong tiểu ban hoàn cảnh đặc biệt của giáo lý viên TGP Sài gòn.
Mở đầu, Cha Giuse dâng lời cầu nguyện và mời gọi mọi người mở rộng con tim, cùng dâng lên Chúa bài hát Chúa Thánh Thần, xin Chúa soi sáng cho mỗi người nhận ra đâu là điều Chúa muốn cho sứ vụ GLV của mình.
Ngày đầu tiên trong phần giao lưu, một số anh chị em giáo lý viên đã bày tỏ những trăn trở, khó khăn trong công tác dạy giáo lý của mình, đến để được chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm về các em mắc hội chứng tự kỷ và khuyết tật.
Trên nền tảng kinh nghiệm dạy giáo lý cho các em tự kỷ, Cha Giuse đã giúp học viên nhận thức đúng đắn, trân trọng đối với các em qua việc chia sẻ những việc làm cụ thể trong sứ vụ dạy giáo lý của mình. Cha chia sẻ thêm: “Hội Thánh không bao giờ hững hờ với bất cứ hiện tượng nào trong xã hội, nhất là lĩnh vực nhân sinh; nhiệm vụ của GLV là những người rất nhạy cảm với nỗi đau của các em; các em rất thật và thánh thiện; giáo lý viên phải nhìn xuống thấp, đủ để nhìn thấy Ơn Chúa qua hình ảnh của các em, vì các em là đối tượng ưu ái của tình yêu Thiên Chúa; phải giúp các em được hưởng nền giáo lý thích hợp mà các em được quyền thừa hưởng”.
Kết thúc buổi học đầu tiên, Cha gửi lời nhắn nhủ: “Chúa đã dựng con người trên nền tảng hình ảnh của Thiên Chúa, hơn ai hết những người có hoàn cảnh đặc biệt là những người được Chúa thương yêu cách đặc biệt, để mỗi người chúng ta khi được tiếp xúc, sẽ được nhìn lại mình, nhìn lại tha nhân trong đôi mắt và trái tim nhân từ của Thiên Chúa”.
Ngày thứ hai, Sơ Maria Nguyễn Ngọc Mai Hương, Nữ tử Bác ái Vinh Sơn Phaolô, đã chia sẻ kinh nghiệm sứ vụ bác ái của mình đối với người có HCĐB: “Chúa Giêsu đã dạy cho mỗi người bài học mục vụ trước tiên cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Họ là ai? Họ là người thân trong gia đình, bên lề đường, trong cộng đoàn, trong xã hội, trên thế giới, là những người cơ nhỡ, mồ côi, bệnh tật, lầm lạc, bị xâm hại, sống tập trung, người bị ở tù...”.
Sơ tường thuật lại các cuộc gặp gỡ của mình với rất nhiều những hoàn cảnh đời thường, qua đó chỉ ra mối tương quan với câu chuyện người thu thuế tội lỗi, người phụ nữ ngoại tình, người mù được thấy, người điếc được nghe, người bất toại được Chúa chữa lành, tất cả đều đã được Chúa ban bí tích Hoà Giải. Câu chuyện người con hoang đàng không những được Cha tha thứ mà còn được thết đãi linh đình... Đó cũng là câu chuyện của mỗi người, sau bao lần lầm lỗi vẫn được Chúa thương nâng đỡ ủi an.
Sơ nhắn nhủ: “Giáo lý viên là những người được Chúa mời gọi cộng tác vào công trình xây dựng và bảo vệ nền tảng của Giáo hội. Việc làm thiệt thực của GLV là giúp cho những người có hoàn cảnh đặc biệt được đón nhận giáo huấn thích hợp, để họ được trưởng thành trong sự thánh thiện cho dầu có khiếm khuyết bất toàn”.
Sơ đã chia học viên theo nhóm trả lời câu hỏi: “Điều kiện để cho các em có HCĐB được lãnh các bí tích?”. Buổi học sống động hẳn lên và rất gần gũi, chỉ trong vòng 10 phút, anh chị em đã được cùng nhau bày tỏ rất nhiều tâm tư của một GLV đối với các em có HCĐB.
Ngày thứ ba, Chuyên viên tâm lý Lệ Giang, với cách chia sẻ mộc mạc, gần gũi, cô cũng chia sẻ sứ vụ bác ái của mình không những ở Việt Nam mà còn chia sẻ những trải nghiệm khó khăn khi đến với những tù nhân xứ người. Cô đã truyền thêm cho học viên lửa mạnh mẽ, vui nhộn và lòng nhiệt thành. Hai trong số những chia sẻ của Cô:
“Nếu tôi có cơ hội xuất hiện trước công chúng để nói, thật sự tôi có rất nhiều điều muốn nói, nhưng tôi chỉ xin nói một điều: Hãy giúp người có hoàn cảnh đặc biệt có cơ hội hoà nhập, xin cộng đồng hãy dành thời gian cho bác ái yêu thương...”.
“Giờ này trải qua bao khó khăn trong công việc phục vụ, tôi cũng không tin là mình đã có thể lảm những việc dường như không thể, nếu không có Ơn soi sáng và giúp sức của Chúa Thánh Thần...”.
Thời gian quá ít để mọi người có thể chia sẻ hết kinh nghiệm, tâm tư và những nỗi trăn trở đối với sứ vụ giáo lý viên. Ba buổi học kết thúc trong niềm tiếc nuối, mọi người bày tỏ hy vọng được gặp lại, được học hỏi, truyền lửa nhiệt thành cho nhau để mọi người có thể làm tốt hơn sứ vụ giáo dục Đức Tin của
bài liên quan mới nhất
- Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 147 - Say nắng người tu sĩ
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 146 - Thiên Chúa yêu thương đến cùng -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 144 - Chia trí thánh thiện -
Giáo lý về Chúa Thánh Thần và Hiền Thê (23/10/2024): Bài 10 - Chúa Thánh Thần và bí tích hôn nhân -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 143 - Chiếc cầu nối các thế hệ -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 10/2024: Nuôi dưỡng tinh thần chiêm niệm -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 141 - Tại sao người Công giáo tôn kính Đức Mẹ? -
Kiên cường trong đức tin: Quan điểm thần học và mục vụ
bài liên quan đọc nhiều
- Ban Giáo lý & Toàn bộ Giáo trình Giáo lý Hiệp Thông
-
Bộ Giáo lý Đức tin - Tuyên ngôn Fiducia Supplicans về ý nghĩa mục vụ của các chúc lành -
Tuần lễ Giáo lý - Bài 1: Con người là gì, là ai? -
Chương trình đào tạo Giáo lý viên niên khóa 2022-2023 -
Tìm hiểu về linh đạo Giáo Lý Viên -
Bộ Giáo lý Đức tin: Tuyên ngôn tín lý mở ra khả năng chúc lành cho các cặp đôi trong hoàn cảnh trái quy tắc -
Ban Mục vụ Giáo lý TGP Sài Gòn: giới thiệu bộ sách Giáo lý Hiệp thông 2020 -
Ơn gọi, căn tính và sứ mạng của giáo lý viên -
Tuần lễ Giáo lý - Bài 4: Tình yêu trong kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa -
Phỏng vấn linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền về Bộ Giáo Lý Hiệp Thông