Macedonia và Ấn Độ tranh giành hài cốt Mẹ Têrêsa
Tuần báo Time, ấn bản tại Hoa Kỳ, số đề ngày 9 tháng 11 năm 2009 đăng bài viết có tựa đề: “Cuộc chiến tranh giành hài cốt Mẹ Têrêsa” (The fight for Mother Teresa’s remains). Ký giả Nilanjana Bhowmick viết rằng từ khi Mẹ Têrêsa qua đời và được an táng tại nhà dòng ở Kolkata, Ấn Độ, thì hàng ngày đông đảo khách hành hương đến phần mộ Mẹ đề cầu nguyện. Ông Arun Mukherjee, 40 tuổi, nhân viên kế toán, trước khi đến sở làm, đều ghé nhà dòng thầm thĩ cầu nguyện với Mẹ Têrêsa Ông nói: “Tôi cảm thấy rất an bình nội tâm khi ghé qua đây”.
Còn ông Mohammad Hossain, một thương gia đứng trước cửa căn phòng ngày xưa của Mẹ Têrêsa. Mắt ông nhắm lại, đầu cúi xuống, cầu nguyện cùng Mẹ Têrêsa. Ông phát biểu: “Tôi luôn luôn cảm thấy Mẹ đang hiện diện nơi đây. Mẹ cho tôi được niềm hy vọng. Người dân Kolkata ai cũng dùng từ Mẹ rất thân thương để gọi Mẹ Têrêsa".
Thi thể của Mẹ đang dưới lòng đất Kolkota, nhưng không phải vì thế mà được yên vị, đang bị đe dọa vì Macedonia đòi chính quyền Ấn Độ phải trao trả hài cốt Mẹ Têrêsa về sinh quán cũ.
Mẹ Têrêsa có cha mẹ là người Albania, sinh ở Albania và bây giờ gọi là nước Macedonia. Nhưng suốt 70 năm trời cho đến khi tạ thế vào năm 1997, Mẹ ở Kolkata để giúp đỡ người nghèo.
Tháng 8 năm 2010 tới đây kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Mẹ Têrêsa. Chính quyền Macedonia đòi Ấn Độ phải trao trả di hài Mẹ để đem về an vị tại nơi sinh quán. Đòi hỏi này gây một phản ứng dữ dội nơi dân chúng Ấn Độ.
Diễn Đàn Kitô Hữu Bang Tây Bengals có hàng triệu thành viên đã kêu gọi cuộc biểu tình vĩ đại để phản đối. Ông Herod Mullik, nhà lãnh đạo Diễn Đàn tuyên bố là tổ chức của ông sẽ gửi một bức thư lên Đức Giáo Hoàng để ngăn chặn những đòi hỏi không chính đáng, phi lý và không thực tiễn.
Viên cảnh sát phục vụ ở Kolkata nay đã về hưu, ông Rekha Roy cho biết: “ Từ khi Mẹ Têrêsa qua đời, tên tuổi Mẹ đã được đồng hóa với tên của thành phố. Mẹ là một phần của nhiễm sắc thể Kolkata. Bạn không thể tưởng tượng được Kolkata, nếu không có Mẹ Têrêsa”.
Nhà văn Nabarun Bhattacharya viết: "Tất cả những gì Mẹ Têrêsa làm- từ một nữ tu bình thường đến thành một nhân vật tiếng tăm lẫy lừng khắp thế giới, đều đã diễn ra ở Kolkata. Như vậy Mẹ có một mối liên hệ rất bền vững với Kolkata."
Còn bà Sabrina David năm nay 39 tuổi nói hàng ngày bà đến dự thánh lễ tại nhà của Mẹ Têrêsa. Bà kể: Các đây cả chục năm, tôi ẵm đứa con đến trước phòng Mẹ Têrêsa để xin giúp đỡ. Tôi nói tôi không có khăn đắp cho đứa con 2 tuổi. Mẹ Têrêsa liền lấy khăn của Mẹ đang khoác cuộn lấy con tôi.
Không dễ gì người dân Kolkata chịu để mất di hài của Mẹ Têrêsa. Chính quyền Ấn Độ coi Mẹ Têrêsa là công dân Ấn Độ nên đã không cứu xét yêu cầu của Macedonia xin đem di hài Mẹ Têrêsa về sinh quán.
Tòa Thánh Vatican, không đưa ra lời bình luận gì trong vấn đề này.
Giữa lúc Ấn - Maecedonia đang tranh cãi, bài viết của ký giả Nilanjana Bhowmick trích lại lời nói của Mẹ Têrêsa ngày xưa để kết luận: ‘Về huyết thống tôi là người Albania. Về quốc tịch, tôi là người Ấn Độ. Nhưng về tiếng gọi, tôi thuộc về cả thế giới”.
bài liên quan mới nhất
- Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên về Quyền Trẻ em
-
Vatican công bố một văn bản tham khảo về sự phát triển vũ bão của AI -
Tiếp kiến chung Năm Thánh (01/02/2025): Niềm hy vọng từ thánh Maria Magdalene -
Bài giảng Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh (01/02/2025) - Ánh sáng nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục -
Văn kiện Antiqua et Nova – Lưu ý về mối tương quan giữa Trí tuệ nhân tạo và Trí khôn con người (số 1-20) -
Đức Thánh Cha: Trong việc xét hôn nhân vô hiệu, hãy lắng nghe nỗi đau và hy vọng của những người tìm kiếm sự thật -
Hàng ngàn trẻ em lần chuỗi mân côi qua Zoom -
Sứ điệp cho Ngày Thế giới Bệnh nhân: Hy vọng củng cố chúng ta trong lúc gặp thử thách -
Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho các giám đốc các Đại Chủng viện và Chủng viện dự bị của Pháp -
Đức Thánh Cha: Giáo hội Công giáo sẵn sàng chấp nhận mọi ngày Lễ Phục Sinh chung
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô