Kitô hữu Ả rập tại Israel: đi tìm căn tính
CTS News – Sống căn tính tứ diện ra sao khi vừa là Ả rập, Palestin, vừa là Kitô hữu và công dân Israel? Đây là thách đố hằng ngày đặt ra cho 120 ngàn người Kitô hữu Ả rập sống tại Israel. Cha Rafiq Khoury thuộc Tòa thượng phụ Latinh Giêrusalem đưa ra vài gợi ý cho hướng giải đáp vấn đề này.
Trong khuôn khổ biên giới năm 1948 của quốc gia Israel (không kể Đông Giêrusalem) có khoảng 120 ngàn người Kitô hữu, đủ mọi hệ phái. Phần đông sống tại Galilê, nơi những người công giáo Hy Lạp chiếm đa số, nhưng cũng có sự hiện diện đáng kể của các Giáo Hội khác (chủ yếu là Latinh, Maronite, Chính thống Hy Lạp).
Các Kitô hữu này không phải là kiều dân nhập cư mà người ta không biết từ đâu đến hay đến bằng cách nào, nhưng họ đã ở đây ngay từ buổi đầu Kitô giáo, căn tính của họ và của vùng đất này gắn chặt với nhau. Họ là những Kitô hữu Ả Rập, những người Palestin, sống trong quốc gia Israel. Nhưng sự việc không phải đơn giản như thế.
Từ khi thành lập quốc gia Israel, họ ở trong một tình thế mới và chạm trán với thực tại mới mà chưa hề được chuẩn bị để đương đầu. Câu hỏi về căn tính của họ được đặt ra theo một cách thức mới: Chúng ta là ai? Sự có mặt của chúng ta ở đây và lúc này – vừa là Ả Rập, vừa là Palestin, lại vừa là Kitô hữu sống ở Israel – có ý nghĩa gì? Làm thế nào để hòa hợp các yếu tố khác nhau này trong căn tính của mình? Yếu tố nào là ưu tiên?... Rõ ràng là những câu hỏi này làm cho các Kitô hữu bối rối, hoang mang, mất hướng ; họ không biết mình là ai nữa.
Họ đúng là người Ả Rập, nhưng đã bị bứng rễ khỏi nền văn hóa và dân tộc từ khi quốc gia Israel được khai sinh. Họ cũng là người Palestin nhưng sự kiện bị tách khỏi đồng hương của họ bằng ranh giới 1948 đặt họ vào tình huống bối rối.
Họ là Kitô hữu, nhưng Kitô giáo lại không đủ để xác định căn tính vốn có của họ. Họ sống trong quốc gia Israel, nhưng làm sao họ có thể đồng nhất với chủ nghĩa Do Thái vốn coi Israel là quốc gia Do Thái của riêng người Do thái? Làm sao họ thích nghi được với tình trạng bị coi là công dân hạng hai, nếu không muốn nói là công dân hạng ba, chỉ vì họ là thiểu số? Họ có phải là công dân Israel không? Nhưng là loại công dân nào? Làm sao dung hòa được sự kiện họ là công dân Israel, trong khi vẫn là người Kitô hữu Ả Rập Palestin? Sống giữa môi trường đa nguyên như thế, người Kitô hữu phải coi mình như người nào? Như những người Do thái Israel mà họ cảm thấy rất khác biệt ư? Như tín đồ Hồi giáo mà họ chia sẻ cùng một ngôn ngữ và văn hóa nhưng lại khác biệt niềm tin ư? Rất nhiều câu hỏi và những câu hỏi này không hề mang tính lí thuyết. Mà là những câu hỏi hiện sinh buộc phải có thái độ chọn lựa cụ thể.
Có vẻ như họ phải đối mặt với vòng tròn có bốn cạnh. Nên người ta có thể hiểu họ bị rối loạn, lạc lối giữa các yếu tố khác nhau trong căn tính của mình.
Các câu hỏi thì vô số, lời đáp cũng thế. Có người coi mình trước hết là người Ả rập, người khác lại coi mình là người Palestin nhưng lại mang hộ chiếu Israel mà mình không hề lựa chọn, người khác nữa chỉ đơn giản coi mình là Kitô hữu, chẳng có quốc gia hay văn hóa nào (nhưng lại này sinh câu hỏi khác: loại Kitô hữu nào? Chính thống hay Công giáo hy lạp? Latinh hay Maronite? Và như vậy có ý nghĩa gì?), cuối cùng là những người Israel, họ chẳng muốn nghe ai cả. Nhưng dù muốn hay không những giải pháp này (mang tính lí thuyết hay thực hành) cũng làm họ bị vong thân cách nào đó.
Đối với quốc gia Israel, họ do dự giữa việc từ khước hoàn toàn (đây không phải quốc gia của chúng ta) hay đồng hóa hoàn toàn (chúng ta hãy thực tế !) Nhưng rõ ràng những thái độ ấy không chắc chắn. Những thách đố của thực tế cuộc sống thường xuyên đưa họ đến khủng hoảng. Liệu có một con đường thứ ba giữa việc từ khước hoàn toàn và đồng hóa hoàn toàn hay không? Có lẽ là có, nhưng con đường ấy là gì và như thế nào?
Một giải pháp khả dĩ chấp nhận được chắc phải cần đến ánh sáng đức tin. Nhưng ở đây cũng vậy, một câu hỏi khác được đặt ra: Đức tin nào? Rõ ràng là một đức tin mang tính xã hội thuần túy không thể giúp người Kitô hữu suy tư về căn tính của mình cùng với những chọn lựa. Nhưng đức tin của các Kitô hữu này mới chỉ là một thực tại xã hội (tất nhiên không vơ đũa cả nắm). Đó chưa phải là đức tin của cá nhân hay của Giáo Hội.
Thực tại này đặt chúng ta trước một câu hỏi căn bản về mục vụ: Phải làm gì để các Kitô hữu này có thể biến một đức tin mang tính xã hội thành đức tin của cá nhân và của Giáo Hội? Câu hỏi này thật quan trọng và chúng ta tự hỏi các Giáo Hội khác nhau ý thức thực tế này đến mức nào và do đó đáp ứng được đến mức nào. Như thế chúng ta thấy rằng vấn đề căn tính đụng chạm đến nhiều vấn đề khác cũng quan trọng không kém. Hơn nữa, các Kitô hữu chạy đến Giáo Hội của mình để có câu trả lời cho vấn nạn về căn tính. Nhưng các Giáo Hội này cũng bối rối và chẳng có đề xuất rõ ràng và thẳng thắn hay định hướng cụ thể cho tín hữu của mình.
Hãy trở lại với khái niệm đức tin (“theo ánh sáng đức tin”). Đức tin giúp các Kitô hữu sống trong quốc gia Israel khám phá lại chính mình, hay ít nhất là giúp tìm ra những lối suy nghĩ để thoát khỏi bế tắc. Thực vậy, khái niệm đức tin giúp họ dung hòa các yếu tố khác nhau trong căn tính của mình. Chính vì thế mà họ chấp nhận sự kiện mình là người Ả Rập với một căn tính về văn hóa và dân tộc mà họ không thể tránh được. Họ cũng là người Palestin, là thành phần của cộng đồng dân tộc Palestin với đặc tính riêng của mình. Ở đây cũng vậy, yếu tố này không thể lẩn tránh được. Họ cũng là Kitô hữu, và ý thức rằng Chúa Kitô không tách họ ra khỏi thực tế của xã hội, cũng như xã hội không được tách họ ra khỏi Đức Kitô của họ.
Nhưng, trong trường hợp đó, làm sao dung hòa tất cả những điều ấy với quốc tịch Israel của họ, quốc tịch họ đã không chọn cho mình và khi mang quốc tịch này họ thấy mình ở trong thế đối lập, âm thầm hoặc công khai.
Phải nói rằng đối với họ vấn đề không phải là đấu tranh để được bình quyền với các công dân Do Thái Israel, nhưng là đấu tranh để sự hiện diện của họ – cùng với mọi công dân Ả Rập khác của quốc gia Israel – được khẳng định trong chính bản chất của quốc gia này, để Israel thực sự là một quốc gia, không phải chỉ của một phần mà là của mọi công dân.
Nhưng chúng ta lại gặp một câu hỏi khác: quốc gia Israel tự định nghĩa mình như thế nào? Đây là quốc gia của riêng người Do Thái hay của mọi người? Rõ ràng là Israel ngày càng hướng đến một chọn lựa độc đoán, tức là một quốc gia cho người Do Thái. Chính vì lí do này mà nó đối xử với những ai không phải là Do Thái như những thực thể tách biệt, không có căn tính quốc gia rõ ràng (divide et impera).
Thế thì nếu những người Do Thái của quốc gia Israel được mời gọi tự định nghĩa về mình khởi đi từ thực tế này, thì các Kitô hữu – cũng như những người Ả rập khác của quốc gia Israel – cũng được mời gọi tự định nghĩa về mình như thế. Chính trong bối cảnh này mà họ có thể ra khỏi bốn cạnh của vòng tròn, vì thiện ích của mọi người... Nhưng còn lâu lắm chúng ta mới đạt được điều ấy.
Vì tất cả những lí do ấy, các Kitô hữu sống ở bên trong quốc gia Isarel đáng được chúng ta thông cảm, nâng đỡ và yêu mến.
Chuyển ngữ: HTĐ
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô