“Không thể có hoà giải trong Chúa Kitô nếu không có hy sinh”
WHĐ (26.01.2017) – Ngày thứ Tư 25-01, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự giờ Kinh Chiều bế mạc Tuần cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo. Như mọi năm, cử hành đại kết này được tổ chức tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Roma.
Chủ đề của Tuần cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo năm nay được trích từ thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô: “Hoà giải - Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta” (2 Cr 5,14). Vì thế, trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã nêu câu hỏi “Làm thế nào để loan báo Tin Mừng hoà giải này sau nhiều thế kỷ chia rẽ?”
Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: “Sự hoà giải mà chúng ta được thúc đẩy thực hiện không chỉ đơn giản là sáng kiến của chúng ta”, vì “trước khi là một nỗ lực của các tín hữu tìm cách vượt qua những gì chia rẽ họ, đó là một ơn ban của Thiên Chúa”.
Vậy, làm thế nào để thực hiện ơn ban này? Đối với Đức Thánh Cha, phải có hy sinh, bởi nếu không, không thể có hoà giải trong Chúa Kitô được. Đức Thánh Cha nói thêm: “Các đại sứ của hoà giải được kêu gọi hy sinh cuộc sống mình, không còn sống cho chính mình, nhưng cho Đấng đã chết và sống lại cho họ”.
Đức Thánh Cha nhắc nhở: Đối với Giáo hội, “đối với mỗi hệ phái Kitô giáo, đó là lời mời gọi đừng dựa vào các chương trình, các tính toán và lợi ích”. Cũng đừng phó thác cho những cơ hội và những phương thức của thời nay. Không, chúng ta phải tìm kiếm sự sống bằng cách nhìn lên thập giá của Chúa. “Đây cũng là một lời mời gọi ra khỏi sự cô lập”, và Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm: “Một sự hoà giải thật sự giữa các Kitô hữu chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta biết nhận ra những ơn huệ của nhau” và học hỏi lẫn nhau.
Một cách thế khác để loan báo tin mừng hoà giải này là từ bỏ lối sống cũ của mình trong quá khứ. Đức Thánh Cha nói, nếu “nhìn lại đàng sau” có thể thanh tẩy ký ức, thì “bám chặt vào quá khứ” lại có thể làm tê liệt và ngăn cản chúng ta sống giây phút hiện tại. Thế nên, “chúng ta hãy hướng tới một tương lai mới, mở ra cho hy vọng, một tương lai trong đó các tín hữu hiệp nhất với nhau”.
Cuối cùng Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta hãy tiến bước trên con đường hoà giải và đối thoại” và “cùng nhau loan báo Tin Mừng, cùng nhau yêu thương và phục vụ, đặc biệt là phục vụ những người nghèo nhất và bị bỏ rơi nhất”.
(Theo Vatican Radio)
bài liên quan mới nhất
- Diễn văn của Đức Phanxicô cho Giáo triều Roma nhân dịp chúc mừng Giáng sinh 2024: Hãy nói tốt chứ đừng nói xấu
-
Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ -
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô