Hai loại trừ quỷ
TGPSG / Aleteia -- Một loại trừ quỷ được sử dụng thường xuyên, trong khi loại kia chỉ dành riêng cho những trường hợp cực đoan nhất.
Trừ quỷ trong Giáo hội Công giáo là một chủ đề rộng lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của hầu hết mọi người.
Nói chung, nhiều người coi việc trừ quỷ chỉ là một nghi thức phức tạp được một linh mục thực hiện cho một người bị quỷ ám. Đây là cái nhìn đơn giản nhưng không phải là sự thật. Thực ra, trong sứ vụ của Giáo hội, trừ quỷ là một phận vụ đa diện, thường được thực hiện ở quy mô nhỏ hơn và thường xuyên hơn nhiều.
Bách khoa toàn thư Công giáo mô tả trừ quỷ là “hành động xua đuổi ma quỷ khỏi những người, những địa điểm hoặc đồ vật được cho là bị chúng chiếm hữu hoặc lây nhiễm, hoặc có khả năng trở thành nạn nhân hoặc công cụ ác ý của ma quỷ.”
Trong Giáo hội Công giáo, điều này được thể hiện dưới hai hình thức chính, được gọi là trừ quỷ “đơn giản” và trừ quỷ “long trọng”.
Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ giải thích: Cách thức trừ quỷ đơn giản có thể thấy được ở hai nơi: thứ nhất, cho những người chuẩn bị được Rửa tội - Nghi thức Khai tâm Kitô giáo cho Người lớn và Nghi thức Rửa tội cho Trẻ em đều yêu cầu thực hiện các phép trừ quỷ đơn giản; thứ hai, phần phụ lục về trừ quỷ và những lời khẩn cầu liên quan, bao gồm một loạt những lời cầu nguyện mà các tín hữu có thể sử dụng.
Cách trừ quỷ đơn giản này không liên quan đến các trường hợp quỷ ám hoàn toàn một con người, mà là trục xuất những ác thần đang cố gắng gây ảnh hưởng tiêu cực đến một người. Việc này đặc biệt quan trọng đối với những người chưa được rửa tội vì họ không có ân sủng của bí tích Rửa tội và dễ bị ma quỷ tấn công hơn.
Tuy nhiên, ngôn ngữ của những lời kinh này vẫn có thể khá mạnh mẽ, ra lệnh xua đuổi mọi loại ma quỷ ra khỏi người được rửa tội. Ví dụ, đây là một trong những lời kinh trừ quỷ trong Nghi thức Rửa tội theo Hình thức bình thường của Nghi lễ Rôma:
“Ta xua đuổi ngươi, hỡi thần ô uế, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Hỡi thần dữ bị nguyền rủa và bị luận phạt, hãy ra khỏi và tránh xa người tôi tớ Chúa đây, vì chính Chúa là Đấng truyền lệnh cho ngươi, Đấng đã đi trên biển và đưa tay cứu Phêrô khi ông đang chìm xuống. Vậy, hỡi quỷ dữ, hãy nhớ lời nguyền đã quyết định số phận của ngươi một lần mãi mãi. Hãy tôn kính Thiên Chúa hằng sống và chân thật, hãy tôn kính Chúa Giêsu Kitô, Con của Ngài và Chúa Thánh Thần. Hãy tránh xa tôi tớ Chúa đây, vì Chúa Giêsu Kitô, là Đức Chúa và là Thiên Chúa, đã mời gọi người này đến với ơn thiêng, đến với con đường thánh thiện và đến với Phép Rửa.”
Những nghi lễ trừ quỷ đơn giản này được thực hiện mỗi khi trẻ em hoặc người lớn được rửa tội trong Giáo hội Công giáo và diễn ra thường xuyên, mặc dù không giống bất cứ thứ gì trong phim The Exorcist.
Còn các nghi thức trừ quỷ “long trọng” thì được thực hiện chủ yếu đối với những người bị quỷ ám. Những phép trừ quỷ này chỉ có thể được thực hiện với sự cho phép của giám mục địa phương và bởi một linh mục trừ quỷ đã được đào tạo. Một Kitô hữu không bao giờ nên thực hiện các nghi thức này vì sẽ tạo ra nhiều tác hại hơn là lợi ích và mở ra nhiều con đường cho ma quỷ.
Việc trừ quỷ long trọng rất hiếm có và thường là một quá trình lâu dài, có thể kéo dài vài tháng hoặc cả năm, bao gồm việc lượng giá về y tế và một số cuộc gặp gỡ với các chuyên gia có trình độ chuyên môn để xác định xem người đó có thực sự bị quỷ ám hay không. Một vị trừ quỷ mỗi năm thường chỉ thực hiện vài cuộc trừ quỷ, có những vị chỉ thực hiện một hoặc hai lần trong năm.
Cho dù không thường mang tính giật gân như những gì được thấy trong phim ảnh hoặc truyền hình, trừ quỷ luôn có vai trò quan trọng trong mục vụ của Giáo hội.
Philip Kosloski (Aleteia)
Khánh Toàn & Biên Toàn (TGPSG) chuyển ngữ
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024