Giáo lý Thánh Kinh: Bài 23 - Tội lỗi và ân sủng
Bài 23 - TỘI LỖI VÀ ÂN SỦNG
I. THỰC TẠI TỘI LỖI
1. Kinh Thánh
- 1Ga 1,8-9: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta. Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, thì Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính”.
- Mt 15,19-20: “Tự lòng người phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế”.
- Tv 51,6: “Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài”.
2. Giáo lý
- Tội là sự thiếu vắng tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa, với tha nhân, và với chính mình, vì sự quyến luyến lệch lạc với một số điều tốt đẹp nào đó. Cách cụ thể, tội được định nghĩa là “một hành vi, lời nói, hoặc ước muốn trái nghịch với Lề luật vĩnh cửu”.
- Tội là sự xúc phạm đến Thiên Chúa, “yêu mình đến mức khinh chê Thiên Chúa”, bất tuân và nổi loạn chống Thiên Chúa.
- Tội lỗi rất đa dạng và truyền thống Hội Thánh vẫn phân biệt tội trọng và tội nhẹ.
- Để là tội trọng, phải hội đủ ba điều kiện:
(1) Chất liệu nghiêm trọng của tội. Mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau, vd. giết người thì nghiêm trọng hơn trộm cắp;
(2) Nhận thức đầy đủ, hiểu biết hành vi của mình là tội;
(3) Chủ ý ưng thuận chứ không vì ép buộc.
- Người ta phạm tội nhẹ khi
(1) không tuân giữ những điều nhẹ của luật luân lý;
(2) không tuân giữ luật luân lý trong điều nặng, vì không có nhận thức đầy đủ hoặc không hoàn toàn ưng thuận.
-Tội là một hành vi cá nhân nhưng chúng ta có phần trách nhiệm nếu cộng tác vào các tội đó, ví dụ: tham gia trực tiếp, ra lệnh hay cổ võ, không ngăn cản khi có thể, che chở người làm điều xấu.
II. LÒNG THIÊN CHÚA THƯƠNG XÓT
1. Kinh Thánh
- Mt 1,21: “Ông phải đặt tên con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”.
- Mt 26,28: “Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội”.
- Rm 5,20: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội”.
2. Giáo lý
- Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa tự tỏ mình ra như Đấng nhân hậu, từ bi và giầu lòng thương xót. Lòng thương xót ấy được biểu lộ trọn vẹn nơi Chúa Giêsu, cách riêng trong mầu nhiệm Khổ nạn và Phục sinh.
- Để đón nhận lòng thương xót của Chúa, chúng ta cần thú nhận tội lỗi của mình. Cũng như thầy thuốc xem xét vết thương trước khi chữa lành bệnh nhân, ân sủng Thiên Chúa ban cũng vạch trần tội lỗi nhằm hoán cải con tim của chúng ta, nhờ đó chúng ta đón nhận ơn tha thứ, được nên “công chính để sống đời đời trong Đức Giêsu Kitô” (Rm 5,21).
Phút hồi tâm
“Bao lâu còn mang thân xác, con người không thể không phạm tội, ít là tội nhẹ. Nhưng bạn chớ coi thường các tội mà chúng ta gọi là nhẹ : nếu bạn coi là nhẹ khi bạn cân chúng, thì bạn phải run sợ khi bạn đếm chúng. Nhiều vật nhỏ làm thành một khối lớn, nhiều giọt nước làm thành một con sông, nhiều hạt lúa làm thành một đống lúa. Vậy còn hi vọng gì? Trước hết, hãy đi xưng tội…” (Thánh Augustinô).
Cầu nguyện
bài liên quan mới nhất
- Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ
-
Ngày 26/12: Thánh Stêphanô, Tử đạo tiên khởi -
Ngày 23/12: Thánh Gioan Kenty, linh mục -
Ngày 21/12: Thánh Phêrô Canisiô, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 14/12: Thánh Gioan Thánh Giá, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 12/12: Đức Mẹ Guađalupê -
Ngày 11/12: Thánh Ðamasô I, giáo hoàng -
Ngày 08/12: Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội -
Ngày 07/12: Thánh Ambrôsiô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 06/12: Thánh Nicôla, giám mục
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 08/12: Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội -
Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, linh mục, TSHT (1195-1231)