Giáo lý Thánh Kinh: Bài 15 - Hội Thánh Công giáo và tông truyền
Bài 15. HỘI THÁNH
CÔNG GIÁO VÀ TÔNG TRUYỀN
I. HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
1. Kinh Thánh
- Eph 1,22-23: “Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô, và đặt Người làm Đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn”.
- Mt 28,19-20: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
2. “Công giáo” và “Hội Thánh công giáo”
- “Công giáo” có nghĩa là phổ quát, toàn vẹn. Hội Thánh là công giáo vì (1) trong Hội Thánh có Đức Kitô hiện diện cùng với đầy đủ các phương tiện cứu độ; và (2) Hội Thánh được Đức Kitô sai đến với toàn thể nhân loại, để quy tụ toàn thể nhân loại dưới quyền Đức Kiô là Đầu.
- “Giáo Hội địa phương” trước hết được hiểu là giáo phận, một cộng đoàn tín hữu sống hiệp thông trong đức tin và các bí tích, cùng với giám mục của họ là người đã được phong chức trong sự kế nhiệm tông truyền. Mỗi Giáo hội địa phương cũng là “công giáo”.
- Các Giáo hội địa phương có đặc tính công giáo đầy đủ nhờ hiệp thông với Giáo Hội Rôma, được coi như căn bản và nền tảng vững chắc duy nhất.
- Mọi người đều được kêu gọi tới sự hợp nhất mang tính công giáo của Dân Thiên Chúa, nhưng bằng những cách khác nhau : (1) Người công giáo chấp nhận cơ cấu trọn vẹn của Hội Thánh và tất cả các phương tiện cứu độ trong Hội Thánh; (2) Các Kitô hữu đã được rửa tội nhưng không tuyên xưng đức tin toàn vẹn, hoặc không duy trì sự hiệp thông dưới quyền Đấng kế vị thánh Phêrô; (3) Những người chưa đón nhận Tin Mừng cũng quy hướng về Dân Thiên Chúa bằng những hình thức khác nhau.
- “Ngoài Hội Thánh không có ơn cứu độ”: Khẳng định này có nghĩa là toàn bộ ơn cứu độ xuất phát từ Đức Kitô; tuy nhiên khẳng định này không nhắm tới những người không biết Đức Kitô và Hội Thánh của Người mà không phải do lỗi của họ.
3. Truyền giáo
- Lệnh truyền giáo: phát xuất từ chính Đấng Sáng lập Hội Thánh (Mt 28,19-20), vì thế Hội Thánh cố gắng loan báo Tin Mừng cho mọi người.
- Nguồn gốc và mục đích: Lệnh truyền giáo bắt nguồn từ Tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa. Mục đích là dẫn đưa con người vào sự hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi.
- Động lực của truyền giáo: Chính tình yêu là động lực “Tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng tôi” (2Cor 5,14). Tình yêu thúc đẩy rao truyền chân lý Tin Mừng, và rao truyền bằng tình yêu thương.
II. HỘI THÁNH TÔNG TRUYỀN
1. Kinh Thánh
- Mc 3,13-14: “Người gọi đến với mình những kẻ Người muốn…Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người, và để Người sai các ông đi rao giảng”.
- Ga 20,21: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em”.
- Eph 2,19-21: “Anh em không còn là người xa lạ hay tạm trú, nhưng là đồng hương với những người thuộc dân thánh và là người nhà của Thiên Chúa, bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn Đá tảng góc tường là chính Đức Kitô Giêsu”.
2. Giáo lý
- Hội Thánh “tông truyền” nghĩa là: (1)Hội Thánh được xây dựng trên nền móng các Tông đồ; (2) Hội Thánh gìn giữ và lưu truyền giáo huấn các Tông đồ; (3) Hội Thánh được hướng dẫn và thánh hóa nhờ những vị kế nhiệm các Tông đồ.
- Sứ vụ của các Tông Đồ: Chúa Giêsu thiết lập Nhóm Mười Hai để các ông tiếp nối sứ vụ của Người, sứ vụ mà chính Người lãnh nhận từ Chúa Cha: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,22). Vì thế các Tông đồ là “những sứ giả thay mặt Đức Kitô” (2Cor 5,20), “những đầy tớ của Đức Kitô, những người quản lý các mầu nhiệm Thiên Chúa” (1Cor 4,1). Sứ vụ thần linh này sẽ tồn tại mãi cho đến tận thế.
- Các giám mục là những vị kế nhiệm các Tông đồ: Để sứ vụ đã đã ủy thác cho các ngài vẫn được tiếp tục sau khi các ngài qua đời, các Tông đồ đã trao cho những người kế vị nhiệm vụ phải hoàn thành. Hội Thánh dạy rằng “Chính Chúa đã thiết đặt các giám mục kế nhiệm các Tông đồ làm các mục tử của Hội Thánh, nên ai nghe các ngài là nghe Đức Kitô, còn ai khinh miệt các ngài là khinh miệt Đức Kitô và Đấng đã sai Đức Kitô đến”.
- Việc tông đồ: Mọi thành viên trong Hội Thánh đều tham dự vào tính chất “tông đồ - được sai đi” của Hội Thánh, tuy bằng những cách thế khác nhau. Trong công việc tông đồ, phải ý thức rằng “có sinh hoa kết quả hay không đều tùy thuộc vào sự kết hợp sống động của chúng ta với Đức Kitô”. Vì thế, phải vun trồng đời sống nội tâm chứ không chỉ là những hoạt động bên ngoài.
Hồi tâm và Cầu nguyện
Mời cộng đoàn ra núi Đức Mẹ để cùng làm việc kính Đức Mẹ.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 26/12: Thánh Stêphanô, Tử đạo tiên khởi
-
Ngày 23/12: Thánh Gioan Kenty, linh mục -
Ngày 21/12: Thánh Phêrô Canisiô, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 14/12: Thánh Gioan Thánh Giá, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 12/12: Đức Mẹ Guađalupê -
Ngày 11/12: Thánh Ðamasô I, giáo hoàng -
Ngày 08/12: Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội -
Ngày 07/12: Thánh Ambrôsiô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 06/12: Thánh Nicôla, giám mục -
Ngày 04/12: Thánh Gioan Đamas, Tiến sĩ Hội Thánh
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 08/12: Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội -
Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, linh mục, TSHT (1195-1231)