Giáo hội tiếp tục sứ vụ chứng tá và đưa ra “kế hoạch hồi sinh” sau đại dịch Covid-19
WGPSG -- Vatican giúp các nhà thờ phương Đông thành lập quỹ coronavirus
Đáp lại lời mời gọi của ĐTC Phanxicô, không từ bỏ những người đau khổ, đặc biệt là người nghèo, khi đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn cầu, Hiệp hội các Giáo hội Đông phương (CEC) của Vatican, phối hợp với các cơ quan viện trợ Công giáo đã thành lập quỹ Fondo Recentenza CEC để đáp ứng những thách thức của đại dịch Covid-19.
Theo đề nghị của các Sứ thần Tòa thánh, thay mặt cho Đức Thánh Cha, các khoản quyên góp đã được gửi ngay lập tức tới: Syria: 10 máy thở; Đất Thánh: 3 máy thở, mua và cung cấp bộ dụng cụ chẩn đoán cho Gaza, cùng một khoản tài trợ khác cho bệnh viện Holy Family ở Bethlehem.
Hiệp hội cũng nhấn mạnh rằng, mặc dù kinh tế không ổn định, họ sẽ tiếp tục đóng góp hàng năm cho các trường học Công giáo, cũng như cho những người di tản ở Syria, Iraq và những người tị nạn ở Lebanon và Jordan. (theo CNA, Vatican News)
Nhà sư Phật giáo nổi tiếng của Myanmar - Ashin Nyanissara - người sáng lập và đứng đầu Học viện Phật giáo Sitagu, đã đóng góp 10.000 đô la cho quỹ khẩn cấp mà ĐTC Phanxicô đã lập ra cho người dân và cộng đồng bị đại dịch Covid-19 tấn công. Ngoài ra, nhà sư còn cung cấp túi gạo, dầu ăn, đậu, hành và muối cho các trại trẻ mồ côi và những người khác có nhu cầu ở Tổng giáo phận Mandalay.(x. Vatican News)
ĐTC Phanxicô đưa ra “kế hoạch hồi sinh” sau đại dịch Covid-19
Tạp chí tiếng Tây Ban Nha "Vida Nueva” đã đăng những suy tư của ĐTC Phanxicô về "kế hoạch hồi sinh" sau đại dịch Covid-19. Trong bài suy tư, ĐTC rút ra những so sánh giữa kinh nghiệm của con người ngày nay trong đại dịch và sự phục sinh của Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha bắt đầu với lời chào “hãy vui lên” - lời đầu tiên của Chúa Phục sinh. Sau đó, ĐTC chia sẻ những suy tư về kinh nghiệm đẩy lui bầu khí đau thương, bất an, kinh nghiệm đối đầu với thách thức, tinh thần đồng trách nhiệm để có thể tạo ra “kháng thể liên đới”.
Cuối cùng ĐTC kết luận: Đại dịch này cần phải được điều trị bằng kháng thể của tình liên đới… Mỗi người là một nhân vật chính của lịch sử… Nó không cho phép chúng ta viết lịch sử hiện tại và tương lai bằng cách quay lưng lại với đau khổ của rất nhiều người.(x. Vatican News)
Đại dịch Covid: Các nhà chính trị Tây Ban Nha cảm ơn Giáo hội
Thị trưởng thành phố Madrid, ông Jose Luis Martínez Almeida, thuộc Đảng Nhân dân trung tâm, đã gửi một bức thư ngày 12.4 tới mỗi linh mục của Tổng giáo phận Madrid, bày tỏ lòng biết ơn đối với Giáo hội và các mục tử vì sự cống hiến lớn lao cho người bệnh, không chỉ về đời sống tôn giáo như cầu nguyện mỗi ngày, trao ban các bí tích, đảm bảo sự an ủi thiêng liêng, mà còn rất nhiều những đóng góp vật chất nữa.
Ông María José Martínez de la Fuente - thị trưởng Aranjuez; Raquel Jimeno - thị trưởng Ciempozuelos và Hội đồng thị trấn Leganés, phía nam Madrid cũng bày tỏ tình cảm tương tự trong một lá thư ngày 14.4: “Giáo hội đang chiến đấu trên chiến tuyến cùng với các công nhân của mình để bảo vệ những người hàng xóm dễ bị tổn thương nhất của chúng ta trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Giáo hội hiện đang gia tăng viện trợ bằng thực phẩm, quần áo và nước cho nhiều gia đình trong thị trấn”. (theo CNA)
Giáo hội Campuchia: Đức tin, chứng tá và tình liên đới giữa đại dịch
Trong một sứ điệp được phổ biến trên Hãng tin Giáo hội châu Á, Đức Giám mục Olivier Schmitthaeusler - Đại diện Tông tòa Phnôm Pênh - nhấn mạnh: “Đức tin, chứng tá và tình liên đới là ba trụ cột của đời sống Giáo hội Campuchia tại thời điểm virus corona”.
ĐGM Schmitthaeusler đã cho biết: cầu nguyện chính là “vũ khí” giúp các tín hữu giữ vững niềm tin. Sau đó, ngài nhắc đến hai chứng nhân đức tin lớn ở Campuchia nhằm nhấn mạnh, “dù thế giới đang sống trong bóng tối của cái chết, của nỗi sợ hãi, nỗi cô đơn do virus Covid-19 gây ra, thì Chúa Giêsu vẫn hằng sống”.
Cuối cùng, ĐGM Schmitthaeusler nhấn mạnh tình liên đới và cho biết, ngài đã mời Liên minh cho hoạt động bác ái và phát triển các dòng tu, các văn phòng Hạt đại diện Tông Tòa đang hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục và xã hội chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid-19. (x. Vatican News)
WGPSG tổng hợp
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha sẽ thăm đảo Corsica của Pháp vào ngày 15/12/2024
-
Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em -
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô