Đức TGM Gallagher: Những giá trị tích cực của tôn giáo là một trợ giúp cụ thể cho hoà bình
Đức Tổng Giám Mục nhận xét khi nói về tôn giáo và hòa bình, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí mọi người là cầu nguyện. Thật vậy, cầu nguyện là một cách đặc quyền để những người thuộc các tôn giáo bày tỏ mong muốn hòa bình của họ và điều này được thể hiện trong những hình thức khác nhau.
Nói về mối quan hệ giữa tôn giáo và hoà bình, Ngoại trưởng Toà Thánh nhận định, thường người ta chấp nhận tôn giáo có ý nghĩa trong chính trị, đặc biệt do các giá trị mang tính xây dựng và tích cực của tôn giáo. Nhưng có những tổ chức đã tìm cách lôi kéo tôn giáo cho mục tiêu chính trị bất chính, và thái độ cực đoan tôn giáo đã dẫn đến khủng bố. Tự bản chất, những điều này không liên quan gì đến tôn giáo. Các tôn giáo dựa trên các giá trị tích cực.
Ngài liệt kê các giá trị tôn giáo có thể đóng góp vào lĩnh vực chính trị và cụ thể là xây dựng hoà bình: Tôn trọng sự sống và cam kết bất bạo động; nói và hành động chân thành, không lừa dối hoặc lôi kéo; đối xử trung thực và công bằng; tôn trọng và yêu thương người khác.
Theo ngài, những hướng dẫn này cũng là nền tảng cho đối thoại liên tôn, là điều cốt yếu để xây dựng hòa bình giữa các quốc gia. Trên thực tế, đối thoại là một yếu tố thúc đẩy hòa bình và đối thoại giữa các tôn giáo.
Trích dẫn Thông điệp Ecclesiam Suam và Hiến chế Gaudium et Spes của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, Ngoại trưởng Toà Thánh nhấn mạnh rằng mục tiêu cuối cùng của đối thoại là để tránh hoặc chấm dứt chiến tranh và đạt được hoà bình.
Ngài nói thêm, Giáo hội luôn là người ủng hộ mạnh mẽ cho bất bạo động, đồng thời nhắc lại việc phê chuẩn vào năm 1868 của Đức Giáo Hoàng Piô IX đối với công ước Genève đầu tiên về đối xử với các nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang. Kể từ thời điểm đó, Tòa Thánh đã nỗ lực không ngừng trong việc thúc đẩy hòa bình, được hiểu không phải là không có chiến tranh do vũ lực áp đặt, mà là một hành động công lý được khắc ghi trong thực tế ngày nay. Nền tảng của điều này, như Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên nhắc lại, chỉ có thể là tình huynh đệ, bởi vì mọi con người, cũng như mọi quốc gia, đều kết nối với nhau.
Nguồn: Vatican New
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em
-
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII -
Tại sao Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho một bản dịch Kinh Thánh mới?
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô