Đức giáo hoàng Phanxicô: “Hoà bình là một thiện ích vượt qua mọi biên giới, vì nó thuộc về toàn thể nhân loại”

WHĐ (07.09.2013) – Hội nghị thượng đỉnh G20 –gồm cả các quốc gia phát triển và đang phát triển– tại Saint Petersburg, Nga, đã bế mạc sau hai ngày nhóm họp (05 & 06-09-2013). Mặc dù vấn đề Syria không có trong chương trình nghị sự của Hội nghị, nhưng theo đề nghị của Tổng thống Nga Putin, tình hình Syria đã được đưa ra thảo luận ngay trong bữa dạ tiệc của ngày khai mạc và còn được tiếp tục thảo luận trong ngày thứ hai của Hội nghị ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao.
Kết thúc Hội nghị, các quan điểm vẫn không có gì thay đổi và các nhà lãnh đạo vẫn còn chia rẽ nhau về các chiến lược liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Syria. Hầu hết các tham dự viên nhấn mạnh rằng cần có một giải pháp chính trị, trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không tìm được sự đồng thuận cho hành động vũ trang quân sự chống lại chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Al Assad.
Trong khi đó, con đường mà Đức giáo hoàng Phanxicô đã chỉ ra là con đường đúng đắn. Lời kêu gọi của ngài vang lên vào lúc các nhà lãnh đạo thế giới đang nhóm họp tại Saint Petersburg: Các bên tranh chấp phải theo đuổi con đường đàm phán, cộng đồng quốc tế cần có những bước cụ thể nhằm chấm dứt xung đột, đặc biệt là ở Syria.
Tweet mới nhất của Đức giáo hoàng viết: “Hòa bình là một thiện ích vượt qua mọi biên giới, vì nó thuộc về toàn thể nhân loại”. Trong một tweet khác cũng được gửi đi ngày 06-09, ngài mời gọi người trẻ tham gia cầu nguyện với ngài trong Ngày toàn Giáo hội ăn chay cầu nguyện cho hoà bình, 07-09.
Phát biểu bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cảnh báo rằng hành động quân sự liều lĩnh ở Syria có thể gây ra “hậu quả nghiêm trọng và bi thảm”. Ông Ban Ki-moon cũng hoan nghênh “tuyên bố của Đức giáo hoàng kêu gọi hoà bình dựa trên đối thoại và đàm phán và lời mời gọi của Đức giáo hoàng về một ngày cầu nguyện và ăn chay cho Syria”.
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất

- Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội
-
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng -
Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y