Đức giáo hoàng Phanxicô gặp Đức Thượng phụ Chính thống Hy Lạp Theophilos
WHĐ (25.10.2017) – Hôm thứ Hai 23-10-2017, Đức giáo hoàng Phanxicô đã gặp Đức Thượng phụ Theophilos III, Thượng phụ Chính thống Hy Lạp ở Giêrusalem trong dịp nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống này đang ở thăm Roma từ ngày 22 đến ngày 25 tháng Mười.
Tại buổi gặp gỡ, Đức giáo hoàng kêu gọi chấm dứt bạo lực và phân biệt đối xử với những người thuộc nhiều tôn giáo khác nhau ở Thánh Địa.
Trước hết, Đức giáo hoàng nhắc lại chuyến viếng thăm của ngài đến Giêrusalem vào năm 2014 và bày tỏ niềm vui về việc ngôi mộ của Chúa Giêsu trong Vương cung thánh đường Mộ Thánh mới được trùng tu; đây là một dự án có sự hợp tác chặt chẽ giữa Giáo hội Chính thống, Giáo hội Armenia và Dòng Phanxicô Quản thủ Thánh Địa.
Kêu gọi thực thi công lý và hoà bình
Đức giáo hoàng cũng bày tỏ sự gần gũi của ngài với tất cả những ai phải gánh chịu đau khổ vì cuộc xung đột đang diễn ra giữa người Do Thái và người Palestine. Ngài cho rằng sự thiếu cảm thông giữa hai bên đã gây ra “những bất an, hạn chế các quyền cơ bản và làm cho nhiều người phải rời bỏ quê hương mình”. Vì thế, Đức giáo hoàng kêu gọi phải nỗ lực nhiều hơn nữa để xây dựng hoà bình dựa trên công lý và công nhận quyền của tất cả mọi người.
Đức giáo hoàng nhấn mạnh: Hiện trạng của Giêrusalem phải được bảo vệ và duy trì, đồng thời phải dứt khoát loại bỏ bạo lực, phân biệt đối xử và bất khoan dung đối với những nơi thờ tự của Do thái giáo, Kitô giáo hay Hồi giáo.
Kêu gọi các Kitô hữu hoà hợp với nhau
Đức giáo hoàng cũng gửi lời chào thăm các cộng đoàn Kitô hữu khác nhau ở Giêrusalem, và nói rằng ngài hy vọng họ sẽ vẫn được nhìn nhận là những công dân và tín hữu có những đóng góp cho thiện ích chung. Ngài nhấn mạnh rằng sự đóng góp này càng hiệu quả hơn nếu các Giáo hội khác nhau hoà hợp với nhau.
Giúp đỡ người trẻ
Đặc biệt, Đức giáo hoàng kêu gọi gia tăng hợp tác trong việc trợ giúp các gia đình Kitô hữu và người trẻ, để họ không bị buộc phải rời khỏi đất nước. Vì chúng ta không thể thay đổi quá khứ hoặc quên đi những thất bại nặng nề của việc sống tình bác ái trong nhiều thế kỷ qua, nên người Kitô hữu phải nhìn đến một tương lai hoà giải và hiệp thông, để thực hiện lời nguyện của Chúa “xin cho họ được nên một”.
(Nguồn: WHĐ - Theo Vatican Radio)
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 3 - Sự nhỏ bé
-
Tổng thống Biden giảm án cho tử tù -
Thông điệp chia tay của Đức Hồng y Bo khi kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch FABC -
Ngày 24 Tháng 12 Kính nhớ Các Thánh Tổ Tiên của Chúa Giêsu Kitô -
Diễn văn của Đức Phanxicô cho Giáo triều Roma nhân dịp chúc mừng Giáng sinh 2024: Hãy nói tốt chứ đừng nói xấu -
Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ -
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô