ĐTC Phanxicô: Thiên Chúa đặt chúng ta làm người bảo vệ chứ không phải là ông chủ của trái đất
Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và Cha của mọi người và của mọi loài hiện hữu, hôm nay mời gọi chúng ta sống và làm chứng cho ơn gọi của chúng ta hướng tới tình huynh đệ phổ quát, tự do, công lý, đối thoại, gặp gỡ lẫn nhau, yêu thương và hòa bình, tránh khơi dậy hận thù, oán hận, chia rẽ, bạo lực và chiến tranh”.
Ngài nói thêm: “Thiên Chúa đã đặt chúng ta làm những người bảo vệ chứ không phải làm chủ hành tinh: tất cả chúng ta đều được mời gọi hoán cải sinh thái (xem Laudato si', 216-221), dấn thân cứu lấy ngôi nhà chung của chúng ta và sống trong tình liên đới giữa các thế hệ để bảo vệ sự sống trong tương lai, thay vì lãng phí tài nguyên và gia tăng bất bình đẳng, bóc lột và hủy diệt”.
Kết hợp tri thức của người bản địa và khoa học
Đức Thánh Cha đã nói đến sự cộng tác khi lưu ý đến mục đích của hội nghị là kết hợp hai dạng kiến thức - của các dân tộc bản địa và của khoa học - để có cách tiếp cận toàn diện hơn, phong phú hơn, nhân đạo hơn đối với một số vấn đề quan trọng cấp bách, như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, các mối đe dọa đối với an ninh lương thực và sức khỏe, v.v.
Theo Đức Thánh Cha, hội nghị là cơ hội để phát triển việc lắng nghe: “lắng nghe người dân bản địa, học hỏi từ sự khôn ngoan và lối sống của họ, đồng thời lắng nghe các nhà khoa học, học hỏi từ nghiên cứu của họ”.
Nhìn nhận và tôn trọng sự phong phú của tính đa dạng
Hơn nữa, ngài nói tiếp, “hội thảo nghiên cứu này gửi một thông điệp tới các chính phủ và các tổ chức quốc tế, để họ nhìn nhận và tôn trọng sự phong phú của tính đa dạng trong đại gia đình nhân loại”. Ngài nhận định: “điều cần thiết là các dự án nghiên cứu khoa học, và các khoản đầu tư, ngày càng hướng tới việc thúc đẩy tình huynh đệ nhân loại, công lý và hòa bình, để các nguồn lực có thể được phân bổ một cách phối hợp nhằm đáp ứng những thách thức cấp bách đang ảnh hưởng đến ngôi nhà chung và gia đình các dân tộc”.
Hoán cải
Để đạt được mục tiêu này, Đức Thánh Cha khẳng định: “cần phải có một sự hoán cải, một tầm nhìn thay thế cho tầm nhìn đang đẩy thế giới tới chỗ xung đột ngày càng gia tăng”. (CSR_1127_20224)
bài liên quan mới nhất
- Ngày Nhân quyền chiến dịch chống bạo lực đối với phụ nữ
-
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho ngày Hòa bình Thế giới năm 2025: Xin tha nợ cho chúng con, xin ban bình an của Ngài cho chúng con -
Một nền thần học về lương thực và biến đổi khí hậu: Tác động đến Việt Nam và Đông Nam Á -
“Trò chơi” chiến tranh và kinh doanh cái chết -
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi ăn chay cầu nguyện vào ngày 7/10 để cầu nguyện cho hòa bình thế giới -
Các nữ tu Dòng Chúa Cứu Thế ở Philippines đồng hành với các nạn nhân bị lạm dụng -
10 năm sáng kiến Một phút cho hoà bình -
Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho Hội nghị Thế giới về Tình huynh đệ Nhân loại lần thứ II - năm 2024 -
Ngày Trái Đất: Đức Phanxicô kêu gọi trách nhiệm -
Vatican mở phòng khám ung thư miễn phí cho phụ nữ vô gia cư ở Roma
bài liên quan đọc nhiều
- ĐTC Phanxicô: "Một lệnh ngừng bắn toàn cầu là rất cần thiết, chúng ta đang trên bờ vực thẳm"
-
Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho Hội nghị Thế giới về Tình huynh đệ Nhân loại lần thứ II - năm 2024 -
Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường: Công lý cho trái đất -
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi ăn chay cầu nguyện vào ngày 7/10 để cầu nguyện cho hòa bình thế giới -
Uỷ Ban Công lý và Hòa bình: Khóa tập huấn tham vấn trị liệu chứng nghiện sex -
Bài giảng Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình -
ĐTC kêu gọi giải phóng các con tin và cho phép đưa các viện trợ nhân đạo vào Gaza -
Đức Phanxicô trả lời phỏng vấn về cuộc chiến ở Ucraina: “Đừng xấu hổ để đàm phán” -
Đức Hồng y Parolin: Đối với Đức Thánh cha đàm phán không phải là đầu hàng -
Văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình/HĐGMVN và Tòa Giám mục Cần Thơ gửi lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng