ĐTC Phanxicô than phiền về “văn hóa vứt bỏ và sự suy giảm dân số

ĐTC Phanxicô than phiền về “văn hóa vứt bỏ và sự suy giảm dân số

ĐTC Phanxicô than phiền về “văn hóa vứt bỏ và sự suy giảm dân số

Đức Thánh Cha nói rằng các thực hành xã hội đổi mới, việc “tái khám phá các hình thức hỗ tương và tương trợ” và giúp bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta “cần được công nhận và hỗ trợ”, để thúc đẩy một “mô hình thay thế” cho nền văn hóa vứt bỏ đang lan tràn ngày nay.

ASMEL

Ngỏ lời với các các thành viên của Hiệp hội Phụ đới và Hiện đại hóa các tổ chức địa phương, Đức Thánh Cha nhận xét rằng các khu vực bị gạt ra ngoài lề xã hội có thể trở thành “phòng thực nghiệm của sự đổi mới xã hội” mang lại “những cơ hội mới mà những người khác chỉ nhìn thấy những hạn chế” hoặc “những nguồn tài nguyên mà người khác coi là phế thải”.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng các lĩnh vực mà ASMEL hoạt động thường bị chính quyền trung ương bỏ qua, do nguồn tài chính công hạn chế, điều này chỉ góp phần làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội giữa những vùng nghèo hơn và những vùng giàu hơn của đất nước.

Những vòng tròn luẩn quẩn

Ngài nói tiếp rằng “Ở đây, chúng ta thấy một ví dụ cụ thể về một nền văn hóa vứt bỏ, trong đó ‘mọi thứ không hữu ích cho lợi nhuận đều bị loại bỏ’”. Điều này gây ra “một vòng luẩn quẩn”, vì việc thiếu cơ hội thường đẩy bộ phận dân chúng dám nghĩ dám làm nhất rời đi, khiến những cộng đồng bị bỏ rơi này ngày càng bị bỏ rơi. Ngài lưu ý: “Do đó, nhu cầu về một nhà nước phúc lợi ngày càng tăng ở những vùng lãnh thổ này, trong khi các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu này đang giảm dần”.

Vấn đề suy giảm dân số

Đức Thánh Cha cũng thu hút sự chú ý đến một khía cạnh khác liên quan đến xu hướng tiêu cực này: sự suy giảm dân số ngày càng tăng ở những vùng lãnh thổ này khiến họ gặp khó khăn hơn trong việc chăm sóc di sản thiên nhiên thường phong phú của mình, khiến họ phải đối mặt nhiều hơn với các thảm họa thiên nhiên thường xuyên hơn do các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Kết thúc bài diễn văn, một lần nữa Đức Thánh Cha bày tỏ mối quan ngại đối với cuộc khủng hoảng dân số, hay như ngài gọi nó là “văn hóa suy giảm dân số”, mà Ý và các nước châu Âu khác đang phải đối mặt. Ngài nói: “Chúng ta phải xem xét vấn đề sinh sản một cách nghiêm túc vì tương lai của đất nước đang bị đe dọa ở đây”. “Có con là nghĩa vụ để tồn tại, để tiến về phía trước". (CSR_272_2024)

Vatican News

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top