ĐTC Phanxicô: Lòng thương cảm là dấu ấn của Chúa trong trái tim chúng ta
Vatican News
Bài suy tư của Đức Thánh Cha trong buổi cầu nguyện cho người di cư và tị nạn dựa trên dụ ngôn người Samari nhân hậu trong Tin Mừng được thánh Luca thuật lại (xem Lc 10:25-37). Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng dụ ngôn là trung tâm của Thông điệp Fratelli tutti, bởi vì nó là “chìa khóa để chuyển từ một thế giới khép kín sang một thế giới mở, từ một thế giới chiến tranh đến một thế giới hòa bình”.
Từ nhân vật trong dụ ngôn và liên tưởng đến người di cư, Đức Thánh Cha nhận xét: “Con đường từ Giêrusalem đến Giêrikhô không phải là một con đường an toàn”. Ngày nay, cũng có “vô số tuyến đường di cư băng qua sa mạc, rừng rậm, sông ngòi và biển cả không an toàn. Có bao nhiêu anh chị em ngày nay thấy mình cũng ở trong hoàn cảnh giống như người lữ hành trong dụ ngôn? Bao nhiêu người bị cướp bóc, bị đánh đập dọc đường? Họ rời đi bị lừa dối bởi những kẻ buôn người vô đạo đức. Sau đó họ bị đem bán như hàng hóa thương mại. Họ bị bắt cóc, bỏ tù, bóc lột và làm nô lệ. Họ bị sỉ nhục, tra tấn và hãm hiếp. Nhiều người chết mà không bao giờ đạt được mục tiêu của họ. Những con đường di cư của thời đại chúng ta đầy những người nam nữ bị thương và bị bỏ dở sống dở chết”.
Ngay cả ngày nay, vẫn có những người liếc nhìn và bước tiếp, chắc chắn tự biện minh cho mình, thực ra là vì ích kỷ, thờ ơ, sợ hãi. Ngược lại, Tin Mừng cho biết người Samari đã nhìn thấy người bị thương và động lòng thương (c. 33). Đức Thánh Cha quả quyết: “Lòng thương cảm là dấu ấn của Chúa trong trái tim chúng ta”. Giống như người Samari nhân hậu, ngày nay chúng ta được mời gọi gần gũi với tất cả những người lữ hành, để cứu mạng sống họ, chữa lành vết thương, xoa dịu nỗi đau của họ.
Đức Thánh Cha nhắc lại việc giúp đỡ người tị nạn qua bốn động từ: “chào đón, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập”. Ngài nói: “Đây là một trách nhiệm lâu dài, trên thực tế, người Samari nhân hậu dấn thân khi ông đi và cả khi ông về”. Một cách thực tế cấp bách, “tất cả chúng ta phải dấn thân làm cho con đường trở nên an toàn hơn để người di cư ngày nay không trở thành nạn nhân của cướp bóc. Cần phải tăng cường nỗ lực nhiều hơn để chống lại các mạng lưới tội phạm lợi dụng giấc mơ của những người di cư. Nhưng điều cần thiết không kém là chỉ ra những con đường an toàn hơn. Vì lý do này, chúng ta phải cam kết mở rộng các kênh di cư hợp lệ”. Đức Thánh Cha cũng kêu gọi “thúc đẩy một cách tiếp cận chung và đồng trách nhiệm trong việc quản lý các dòng người di cư, vốn dường như sẽ gia tăng trong những năm tới”.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi ăn chay cầu nguyện vào ngày 7/10 để cầu nguyện cho hòa bình thế giới
-
Các nữ tu Dòng Chúa Cứu Thế ở Philippines đồng hành với các nạn nhân bị lạm dụng -
10 năm sáng kiến Một phút cho hoà bình -
Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho Hội nghị Thế giới về Tình huynh đệ Nhân loại lần thứ II - năm 2024 -
Ngày Trái Đất: Đức Phanxicô kêu gọi trách nhiệm -
Vatican mở phòng khám ung thư miễn phí cho phụ nữ vô gia cư ở Roma -
Diễn từ Đức Thánh Cha dành cho Mạng lưới quốc gia “Trường học vì Hòa bình” Ý, năm 2024 -
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thư cho người Hồi giáo nhân kết thúc tháng chay -
ĐTC Phanxicô: Thiên Chúa đặt chúng ta làm người bảo vệ chứ không phải là ông chủ của trái đất -
Đức Hồng y Parolin: Đối với Đức Thánh cha đàm phán không phải là đầu hàng
bài liên quan đọc nhiều
- ĐTC Phanxicô: "Một lệnh ngừng bắn toàn cầu là rất cần thiết, chúng ta đang trên bờ vực thẳm"
-
Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho Hội nghị Thế giới về Tình huynh đệ Nhân loại lần thứ II - năm 2024 -
Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường: Công lý cho trái đất -
Uỷ Ban Công lý và Hòa bình: Khóa tập huấn tham vấn trị liệu chứng nghiện sex -
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi ăn chay cầu nguyện vào ngày 7/10 để cầu nguyện cho hòa bình thế giới -
Bài giảng Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình -
ĐTC kêu gọi giải phóng các con tin và cho phép đưa các viện trợ nhân đạo vào Gaza -
Đức Phanxicô trả lời phỏng vấn về cuộc chiến ở Ucraina: “Đừng xấu hổ để đàm phán” -
Đức Hồng y Parolin: Đối với Đức Thánh cha đàm phán không phải là đầu hàng -
Văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình/HĐGMVN và Tòa Giám mục Cần Thơ gửi lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng