ĐTC gặp gỡ các Giám đốc các đền thánh trên thế giới
Buổi tiếp kiến diễn ra trong bối cảnh cuộc gặp gỡ quốc tế lần thứ hai dành cho các giám đốc và nhân viên các đền thánh trên thế giới, được tổ chức tại Vatican từ ngày 9-11/11, với chủ đề: "Đền thánh: nhà cầu nguyện".
Nơi cầu nguyện
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nhận xét rằng chúng ta đến đền thành trên hết là để cầu nguyện. Đền thánh là nơi cử hành Thánh lễ và bí tích Hòa giải. Đức Thánh Cha khuyến dụ cần phân định tốt trong việc chọn các linh mục giải tội, "để những người đến tòa giải tội được thu hút bởi lòng thương xót của Chúa Cha không gặp trở ngại trong việc cảm nghiệm sự hòa giải thực sự và trọn vẹn".
Lưu ý rằng "môi trường và bầu khí trong các nhà thờ không luôn mời gọi chúng ta quy tụ và thờ phượng, Đức Thánh Cha nói rằng "Cổ vũ kinh nghiệm thinh lặng chiêm niệm và thờ lạy nơi những người hành hương có nghĩa là giúp họ tập trung cái nhìn vào những điều thiết yếu của đức tin". "Thờ phượng không phải là quay lưng lại với cuộc sống; đúng hơn đó là không gian để mang lại ý nghĩa cho mọi sự, để đón nhận hồng ân tình yêu của Thiên Chúa và có thể làm chứng cho tình yêu ấy trong tình bác ái huynh đệ".
Nơi an ủi
Tiếp đến, chúng ta đến đền thánh để "được an ủi". Nhiều người đến các đền thánh mang theo gánh nặng, nỗi đau tinh thần và thể xác, và đặt chúng trên bàn thờ và mong được an ủi. Đức Thánh Cha lưu ý rằng "Sự an ủi không phải là một ý tưởng trừu tượng, và trước hết không được thực hiện bằng lời nói, mà là sự gần gũi đầy cảm thông và dịu dàng, bao gồm cả đau đớn và thống khổ. An ủi tương đương với việc làm cho lòng thương xót của Thiên Chúa trở nên hữu hình; vì lý do này, việc an ủi không thể thiếu trong các đền thánh của chúng ta", những niềm an ủi mà chính chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa
Nơi nhận được hy vọng
Cuối cùng, chúng ta đến các đền thánh để nhìn về tương lai với niềm tin tưởng hơn. Người hành hương cần niềm hy vọng, cầu xin niềm hy vọng bằng cách cầu nguyện, bởi vì họ biết rằng chỉ có một đức tin đơn sơ và khiêm tốn mới có thể nhận được ân sủng mình cần. Điều quan trọng là khi trở về nhà, họ cảm thấy mãn nguyện và tràn đầy thanh thản vì đã đặt niềm tin tưởng vào Chúa. Do đó, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng ngoài việc chú trọng tiếp đón khách hành hương, các đền thánh cũng phải chăm sóc mục vụ để khi những người hành hương rời đền thánh trở về cuộc sống bình thường, họ nhận được những lời nói và dấu chỉ hy vọng, để cuộc hành hương hoàn tất đạt được ý nghĩa trọn vẹn của nó. (CSR_4533_2023)
bài liên quan mới nhất

- Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
-
Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn -
Đức Thánh cha Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma -
Chúa nhật 18/5, Thánh lễ khai mạc triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Lêô XIV -
Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Lêô XIV trong Thánh lễ cử hành với các Hồng y cử tri -
Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô -
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam”
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y