Diễn tiến của việc Trừ Quỷ
TGPSG / Aleteia -- Tổng quan về nghi thức trừ quỷ, được thực hiện bởi những vị trừ quỷ đích thực, chứ không phải bởi Hollywood.
Hollywood thích khai thác các lễ trừ quỷ của Công giáo. Hàng chục phim và chương trình truyền hình đã từng làm nổi bật nghi thức thánh thiêng này, nhưng thể hiện quá kịch tính, gần như tập trung hoàn toàn vào hiện tượng bất thường có thể xảy ra trong thời gian đó.
Trong khi quá trình diễn xuất đã làm cho việc trừ quỷ mang sắc thái của một bộ phim kinh dị, thì lễ trừ quỷ bình thường đã không diễn ra như vậy. Theo linh mục Luis Ramírez, điều phối viên của hội nghị trừ quỷ hằng năm ở Roma, những trường hợp trong phim như thế không thường xảy ra.
Khi nói chuyện với báo Crux, cha Ramírez nói: “Những gì chúng ta thấy trong phim là những trường hợp cực đoan, rất hiếm gặp… Do đó, mọi lễ trừ quỷ không phải đều kết thúc như những gì chúng ta thấy ở rạp. Đúng là có những trường hợp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến chúng tôi, nhưng đây không phải là điều mà một nhà trừ quỷ phải đối phó hằng ngày.”
Vậy thì, một lễ trừ quỷ bình thường diễn ra như thế nào?
Cha Mike Driscoll, trong sách “Ma quỷ - Giải gỡ và Nhận định (Demons, Deliverance and Discernment)”, đã trình bày lược đồ của nghi thức, và giải thích các thành phần khác nhau của nghi thức này.
Điều tra
Trước hết, trước khi thực hiện bất kỳ cuộc trừ quỷ nào, sẽ có một cuộc điều tra kỹ lưỡng. Vi linh mục thường sẽ gặp người bị quỷ ám nhiều lần. Thông thường, điều này có thể mất đến một năm (hoặc lâu hơn). Trong thời gian này, sẽ có một cuộc kiểm tra tâm lý, trong đó một nhà tâm lý học sẽ hỗ trợ vị linh mục đưa ra quyết định xem người đó sẽ cần đến sự trợ giúp về y tế hay cần đến sự trợ giúp thần thiêng.
Chuẩn bị
Sau khi nhận được kết luận rằng có điều gì đó siêu nhiên đang xảy ra, vị linh mục trừ quỷ bắt đầu chuẩn bị. Ngài sẽ đi xưng tội và cử hành Thánh lễ, để không cho ma quỷ bất kỳ cơ hội nào có thể dùng được mà chống lại vị linh mục này. Ngoài ra, người bị quỷ ám cũng sẽ được khuyên nên ăn chay, xưng tội và rước lễ nếu có thể được.
Nghi thức
Vị linh mục sẽ tiến hành nghi thức ở một nơi thích hợp, với sự giúp đỡ của một số phụ tá. Những người này cũng phải chuẩn bị tinh thần trước và có mặt để hỗ trợ linh mục bằng nhiều cách khác nhau và có thể cần phải giữ chặt người bị quỷ ám. Việc trừ quỷ không bao giờ được thực hiện một mình.
Vị linh mục, với một cây thánh giá, một số thánh tích, nước thánh và những bản kinh nghi thức, bắt đầu khởi sự lễ trừ quỷ. Ngài đọc kinh cầu Các Thánh và rảy nước thánh trên tất cả mọi sự. Ngài đọc Thánh vịnh 53 và sau đó là những lời cầu nguyện đặc biệt để trừ quỷ. Ngài đọc một đoạn Phúc âm, cùng thêm nhiều lời kinh trừ quỷ nữa.
Nếu cần, linh mục sẽ đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ, Bài ca Magnificat, Bài ca Benedictus, và Kinh Tin Kính Athanasio. Ngài còn đọc thêm nhiều Thánh vịnh và nhiều lời kinh cầu nguyện nữa cho đến khi ma quỷ bị trục xuất.
Quá trình này có thể phải thực hiện nhiều lần mới hoàn thành.
Nói chung, linh mục được dạy rằng không giao tiếp với ma quỷ hoặc trò chuyện với nó, mà chỉ đọc những lời cầu nguyện trong nghi thức và tin tưởng vào quyền năng của Chúa. Ma quỷ có thể sẽ cố gắng phô trương sức mạnh của nó, nhưng cuối cùng thì nó cũng yếu đuối và nhát đảm. Các linh mục tiến hành việc trừ quỷ đã được huấn luyện để giữ bình tĩnh và tự chủ trong quá trình trừ quỷ, có niềm tin vững chắc rằng ma quỷ không thể ngang bằng được với quyền năng thánh thiêng của Thiên Chúa.
Dõi theo
Sau khi việc trừ quỷ hoàn tất, người thoát cơn quỷ ám được chỉ dẫn thường xuyên xưng tội và rước lễ để ngăn chặn không cho ma quỷ quay trở lại.
Philip Kosloski (Aleteia)
Khánh Toàn & Biên Toàn (TGPSG) chuyển ngữ
bài liên quan mới nhất
- Ngày 12 tháng 01: Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa
-
Ngày 06 tháng 01: Lễ Trọng Chúa Hiển Linh -
Ngày 01 tháng 01: Lễ Trọng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa -
Ngày 29 tháng 12: Lễ Thánh Gia: Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse -
Ngày 25 Tháng 12 – Đại lễ Giáng sinh -
Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024