Đắm tàu ở Hy Lạp, Đức Thánh Cha diễn tả sự gần gũi
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài “vô cùng đau buồn khi biết tin về vụ đắm tàu ngoài khơi Hy Lạp, với sự thiệt hại kinh hoàng về nhân mạng” và dâng “những lời cầu nguyện chân thành cho nhiều người di cư đã chết, gia đình của họ và tất cả những người bị tổn thương bởi thảm kịch này”.
Bức điện thư được ký bởi ĐHY Pietro Parolin, gửi tới Sứ thần Tòa thánh tại Hy Lạp, Đức ông Jan Romeo Pawlowski, trong đó Đức Thánh Cha “cầu xin hồng ân sức mạnh, sự kiên vững và hy vọng vào Đấng Toàn năng” cho những người sống sót và cũng như cho những người cung cấp sự chăm sóc và nơi trú ẩn, và cho các nhân viên cấp cứu.
Tiếp tục tìm kiếm
Chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn đã diễn ra liên tục, thông qua máy bay và trực thăng, để tìm kiếm hàng trăm người di cư vẫn còn mất tích trên chiếc thuyền đánh cá bị chìm vào rạng sáng thứ Tư, ngày 14 tháng 6, ở vùng biển quốc tế phía nam Peloponnese. Con thuyền chở khoảng 600 đến 700 người di cư rời Libya và chủ yếu đến từ Pakistan, Ai Cập và Syria. Cho đến nay, 79 thi thể đã được tìm thấy và 104 người đã được giải cứu, trong đó có 8 trẻ vị thành niên. Theo các nhân chứng, hầu hết mọi người đều ở trong khoang tàu và nếu không tìm thấy người nào khác mất tích thì đó sẽ là một trong những thảm kịch tồi tệ nhất từng được ghi nhận ở trung tâm Địa Trung Hải.
Lời chứng của những người sống sót
Hy Lạp đã tuyên bố ba ngày quốc tang, trong khi những tranh cãi vẫn tiếp tục về việc Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp và Frontex không can thiệp, những người được cho là đã biết về tình hình của con tàu vài giờ trước khi chìm. Tuy nhiên, theo một số nhân chứng, chiếc tàu đánh cá bị lật mà không có lý do rõ ràng sau khi có sự can thiệp của Cảnh sát biển, những người đã móc con tàu bằng dây thừng.
EU đang nỗ lực tìm lối tiếp cận chung về các gói cứu trợ
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursola Von der Leyen đã kêu gọi nỗ lực nhiều hơn để ngăn chặn những thảm kịch tương tự, khi Nhóm Liên hệ Tìm kiếm và Cứu nạn của Châu Âu họp để tìm ra cách tiếp cận chung nhằm cải thiện hoạt động và giúp đỡ các Quốc gia Thành viên cũng như ngăn chặn thiệt hại về người. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết ông “kinh hoàng” trước những gì đã xảy ra, trong khi Cao uỷ Tị nạn Liên hiệp quốc, cơ quan đã cung cấp hàng cứu trợ cho lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp và Tổ chức Di cư Quốc tế, đã kêu gọi tạo ra hành lang an toàn cho những người vượt biển ở Địa Trung Hải, nơi có gần 30.000 người di cư đã chết từ năm 2014.
Nguồn: Vatican New
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em
-
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII -
Tại sao Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho một bản dịch Kinh Thánh mới?
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô