Đại diện Tòa Thánh tại LHQ bênh vực người tị nạn
GENÈVE. Đại diện Tòa Thánh tại các tổ chức LHQ ở Genève, Thụy Sĩ, Đức TGM Silvano Tomasi, kêu gọi chính quyền các nước thực thi các hiệp định quốc tế về việc bảo vệ người tị nạn, hợp với hoàn cảnh ngày nay.
Đức TGM Tomasi đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài tham luận tại Hội nghị liên chính phủ cấp bộ trưởng trong 2 ngày 7 và 8-12-2011 tại Genève, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Hiệp ước năm 1951 về qui chế tị nạn và 50 năm Hiệp ước năm 1961 về những người bị mất quốc tịch.
Đức TGM Tomasi nói đến thảm trạng của 33 triệu người tị nạn đang được Cao Ủy tị nạn LHQ săn sóc và giúp đỡ. Họ là những người đã phải rời bỏ quê hương vì chiến tranh, vì các xáo trộn chính trị, các vụ thanh lọc chủng tộc, bách hại tôn giáo và các vụ vi phạm nhân quyền khác. Người tị nạn là những ngọn đèn báo động về những thất bại sâu xa về xã hội và chính trị, đồng thời là một lời kêu gọi cấp thiết đáp ứng những đau khổ của họ.
Vị Đại diện Tòa Thánh tại LHQ đặc biệt nhắc đến một số điều khoản trong các Hiệp ước về người tị nạn. Chẳng hạn về điều thứ 1, ngài kêu gọi nới rộng định nghĩa về người tị nạn để bao gồm cả những người buộc phải rời bỏ quê hương để tránh những hoàn cảnh bi thảm, tương đương với sự bách hại: ví dụ những thiên tai, trật tự công cộng bị xáo trộn trầm trọng hoặc vì những chính sách kinh tế sai lầm.
Khoản số 4 của Hiệp định về người tị nạn công nhận quyền tự do tôn giáo của họ. Đức TGM Tomasi kêu gọi nhìn nhận quyền của mỗi người được thay đổi tôn giáo phù hợp với lương tâm của họ.
Cũng vậy cần bảo đảm quyền của người tị nạn được đi lại và làm việc để mưu sinh và nâng đỡ gia đình họ. Về điểm này, Đức TGM Tomasi đặc biệt tố giác chính sách của một số nước giam cầm người xin tị nạn trong các trại từ năm này qua năm khác, không cho họ được làm việc.
Điều khoản số 22 của Hiệp ước bênh vực quyền của người tị nạn được giáo dục sơ đẳng, vị Đại diện Tòa Thánh kêu gọi nâng quyền giáo dục này lên cấp trung học và quyền được huấn nghệ. Ngài nói: “Không có trẻ em nào có thể được chuẩn bị để góp phần xây dựng xã hội nếu các em chỉ được giáo dục tới cấp tiểu học. Ngoài ra cần phải đặc biệt quan tâm để cả các trẻ nữ cũng được cắp sách đến trường. Điều này cũng là một phương thức giúp chống lại nạn bạo hành chống lại phụ nữ. Ngoài ra, cung cấp nền giáo dục cho trẻ nữ và phụ nữ, sẽ khẳng định phẩm giá bình đẳng của họ và phòng ngừa nạn kỳ thị nữ giới cũng như nạn đóng khung phụ nữ vào vai trò hạng nhì trong xã hội (SD 8-12-2011)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô