Cử hành Thánh Thể: Bài 28 - Chọn lựa Kinh nguyện Thánh Thể
BÀI 28: CHỌN LỰA KINH NGUYỆN THÁNH THỂ
I/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ I
1) Kinh nguyện Thánh Thể I nên được sử dụng vào những ngày: (1) có kinh “Hiệp thông cùng Hội Thánh” riêng (Communicantes); (2) hoặc trong những Thánh lễ có kinh “Vì vậy, lạy Chúa, xin vui lòng chấp nhận lễ vật…” riêng (Hanc igitur): chẳng hạn lễ Giáng sinh, lễ Hiển linh, lễ Vọng Phục sinh, lễ Chúa Thăng Thiên, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống; (3) ngày lễ kính các tông đồ hoặc vào những ngày lễ các thánh được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể này; (4) cũng nên dùng kinh ấy trong các Chúa nhật, trừ khi vì lý do mục vụ thấy nên sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể III (QCSL 365a).[1]
2) Cử hành một số phần như sau: (1) Trong phần “Cầu cho người còn sống”, tư tế có thể đọc lớn tiếng tên của người mà ngài muốn cầu nguyện cho (“Lạy Chúa, xin nhớ đến (những) người con của Chúa là…”). Ngài nên dừng lại giây lát để cộng đoàn có thể nhớ đến những người mà họ muốn cầu nguyện cho (x. NTTL 85);[2] (2) Trong phần “Hiệp thông cùng Hội Thánh”, chủ tế nêu tên tất cả các thánh được liệt kê, nhưng cũng có thể bỏ bớt các vị trong ngoặc (là Giacôbê, Gioan, Tôma, Giacôbê, Philipphê, Bartôlômêô, Matthêu, Simon và Tađêô, Linô, Clêtô, Clementê, Sixtô, Cornêliô, Cyprianô, Laurensô, Crisôgônô, Gioan và Phaolô, Cosma và Đamianô) và không được thêm bất kỳ tên của vị thánh nào khác (NTTL 86; QCSL 275a).[3] Những chỗ kết trong phần “Hiệp thông cùng Hội Thánh” / “Các kinh Hiệp thông riêng” mà ghi “Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen” thì tư tế chắp tay lại đọc: “Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen”, nhưng cũng có thể bỏ qua bản văn và cử điệu này (NTTL 86-87).[4]
II/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ II
1) Vì những đặc điểm riêng, Kinh nguyện Thánh Thể II được sử dụng thường xuyên vào các ngày trong tuần hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như Thánh lễ đồng tế vì hầu hết các linh mục đều thuộc lòng kinh nguyện này. Mặc dù có kinh Tiền tụng riêng, nhưng Kinh nguyện Thánh Thể II cũng có thể đọc với những kinh Tiền tụng khác, nhất là với những kinh Tiền tụng nhắc lại vắn tắt mầu nhiệm cứu độ, ví dụ: với những kinh Tiền tụng chung (x. NTTL 99). Kinh Tiền tụng thuộc về Kinh nguyện Thánh Thể II tạo cảm giác giống như một “biểu thức đức tin” vắn gọn của cộng đoàn Tân Ước. Cho nên Kinh này rất giống kinh Tin kính (Credo) vẫn được đọc trong các Chúa nhật và lễ trọng. Vì thế, tốt nhất không nên đọc Kinh nguyện Thánh Thể II vào Chúa nhật/lễ trọng hoặc khi đã đọc kinh Tin kính rồi, để tránh sự trùng lặp không cần thiết (x. QCSL 365b).[5]
2) Nếu đọc Kinh nguyện Thánh Thể này trong Thánh lễ sử dụng Bài lễ “Thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời” (với lễ phục tím),[6] chủ tế mới có thể dùng công thức riêng cầu cho người quá cố được ghi sẵn ở trong khung [“Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là… mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra…”] và ngay trước câu kinh “Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con” (x. NTTL 105; QCSL 365b). Khi sử dụng Bài lễ khác, dù hôm ấy có người xin lễ cầu cho người thân của họ đã qua đời, tư tế vẫn không đọc công thức: “Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là…” và càng không được nêu ‘một lô’ các linh hồn trong Kinh nguyện Thánh Thể, chỉ có thể nhắc đến ý lễ/tên của người quá cố ở đầu Thánh lễ và/hoặc trong lời nguyện tín hữu.[7]
III/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ III
1) Kinh nguyện Thánh Thể III không có kinh Tiền tụng riêng, do đó tùy theo Thánh lễ được cử hành, có thể chọn kinh Tiền tụng cho phù hợp. Hết sức khuyến khích sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể III vào các dịp (QCSL 365c): (1) Chúa nhật, lễ trọng và lễ kính; (2) Lễ kính nhớ các thánh, lễ quan thày của giáo xứ hay đoàn thể vì Kinh nguyện Thánh Thể III được trù liệu để có thể nêu tên vị thánh kính nhớ theo ngày hay thánh quan thày của bất cứ tổ chức nào nếu muốn; (3) Ngày lễ Chúa Thánh Thần hay lễ Chúa Ba Ngôi vì nội dung của Kinh nguyện Thánh Thể III hướng nhiều về Chúa Thánh Thần và Chúa Ba Ngôi; (4) Khi muốn nhấn mạnh đến bản chất đại đồng của Công giáo vì trong Kinh nguyện Thánh Thể III có câu “không ngừng quy tụ một dân riêng, để từ đông sang tây họ dâng lên Chúa một hiến lễ tinh tuyền” (NTTL 108, 113).[8]
2) Việc chèn tên của người quá cố và tên của vị thánh vào Kinh nguyện Thánh Thể III được áp dụng như sau: (1) Nếu đọc Kinh nguyện này trong Thánh lễ sử dụng Bài lễ “Thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời” (với lễ phục tím), chủ tế mới có thể dùng công thức riêng cầu cho người quá cố, vào đúng chỗ của nó, nghĩa là sau những lời “Lạy Chúa là Cha nhân từ, xin cho đoàn con của Chúa đang tản mác khắp nơi được quy tụ tất cả về bên Chúa” (NTTL 113; x. QCSL 365c). Khi sử dụng Bài lễ khác, dù hôm ấy có người xin lễ cầu cho người thân của họ đã qua đời, tư tế vẫn không được đọc công thức: “Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là…” và càng không được nêu ‘một lô’ các linh hồn trong Kinh nguyện Thánh Thể, nhưng có thể nhắc đến tên của người quá cố/ý lễ ở đầu Thánh lễ và/hoặc trong lời nguyện tín hữu;[9] (2) (a) Muốn đề cập đến tên thánh mừng kính trong ngày hoặc tên vị thánh bảo trợ hay không thì được coi là tùy chọn. Tuy nhiên, tư tế không nên thường xuyên bỏ qua mà không đọc gì cả, bởi vì việc đề cập đến tên các thánh như thế bổ sung một điều gì đó cụ thể/đặc biệt liên quan đến những người tham dự phụng vụ, địa điểm, và hoàn cảnh ở đó. (b) Vì vậy, có thể luôn luôn đề cập đến tên các vị thánh mừng kính trong ngày hoặc tên của vị thánh bổn mạng, ngay cả khi Thánh lễ nhằm tôn vinh thánh nhân bị cản trở, và tư tế có thể đề cập tên của vị thánh thậm chí vào cả Thánh lễ Chúa nhật và vào những ngày trọng thể hơn. (c) Những gì đã nói về các vị thánh thì cũng được áp dụng cho á thánh, nhưng chỉ nên thực hành tại những nơi và theo các cách thức đã được thiết định bởi luật pháp mà thôi (x. CIC [1917] 1277, 2): Notitiae 14 [1978] 594-595, n. 17).
IV/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ IV
1) Kinh nguyện Thánh Thể IV phải được sử dụng cùng với kinh Tiền tụng riêng của nó, vì Kinh Nguyện này gồm chứa lời công bố tuyệt vời về lịch sử cứu độ. Như vậy, đối với các Thánh lễ của ngày lễ trọng (như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, lễ Thánh Tâm, lễ thánh Giuse…), các Chúa nhật Mùa Vọng và Mùa Chay vốn dĩ có kinh Tiền tụng riêng được quy định và buộc đọc trong ngày lễ ấy, khuyên đừng chọn sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể IV trong những trường hợp này. Kinh nguyện Thánh Thể IV cũng gồm chứa những cụm từ trong Tin Mừng theo Thánh Gioan và có thể được sử dụng rất tốt nếu muốn làm âm vang một vài khía cạnh của Tin Mừng theo ngày lễ. Bởi thế, Kinh nguyện Thánh Thể IV được khuyến khích chọn sử dụng vào: (1) các ngày Chúa nhật Thường niên; (2) các Thánh lễ hàng ngày Mùa Thường Niên; (3) các Thánh lễ hàng ngày trong Mùa Vọng và Mùa Chay; (4) các Thánh lễ ngoại lịch; (5) Thánh lễ cho các nhóm nhỏ (QCSL 365d).[10]
2) Do cấu trúc của Kinh nguyện Thánh Thể IV, không thể xen vào công thức riêng cầu cho người quá cố. Vì thế, nếu muốn cử hành Thánh lễ với Bài lễ “Thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời” (lễ phục tím), không nên sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể IV (QCSL 365d).
V/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ HÒA GIẢI
1) Hai mẫu Kinh nguyện Thánh Thể Hòa Giải chứa đựng những tâm tình thích ứng với bầu khí Mùa Chay, nhưng chúng cũng được sử dụng một cách rất lợi ích cho tâm hồn tín hữu bất cứ khi nào Sách Thánh/Bài lễ nói về sự tha thứ và hòa giải. Kinh nguyện Thánh Thể Hòa Giải thường chứng tỏ rất phù hợp trong những dịp hành hương, tĩnh tâm và linh thao, vì đây là thời gian đôn đốc người ta hòa giải với Chúa và khám phá lòng thương xót của Ngài.[11]
2) Vì có nội dung diễn tả từ kinh nghiệm chia rẽ trên thế giới đến lòng khao khát được giao hòa, Kinh nguyện Thánh Thể Hòa Giải mẫu thứ II là một chọn lựa tốt cho Thánh lễ cử hành vào những thời kỳ xã hội dân sự bất ổn (chiến tranh, dịch bệnh); hoặc khi cộng đoàn cử hành Thánh lễ với các Bài lễ sau: “Cầu cho việc hòa giải”; “Cầu cho hòa bình và công lý”; “Thời chiến tranh hỗn loạn”; “Xin ơn tha tội”; “Cầu xin ơn bác ái”; “Mầu nhiệm thánh giá”; “Thánh Thể”; “Máu Thánh Chúa Giêsu”.[12]
3) Mặc dù các Kinh nguyện Thánh Thể Hòa Giải có kinh Tiền tụng riêng, nhưng chúng ta được phép sử dụng chúng với kinh Tiền tụng khác có nói đến chủ đề thống hối và trở lại, chẳng hạn với các kinh Tiền tụng Mùa Chay.
VI/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ DÀNH CHO THÁNH LỄ VỚI TRẺ EM
Kinh nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ với Trẻ em nên sử dụng trong trường hợp số trẻ em chiếm phần lớn trong cộng đồng phụng vụ. Kinh nguyện Thánh Thể – Thánh lễ Trẻ em mẫu I thích hợp hơn với các em vừa mới được giới thiệu/học hỏi về bí tích Thánh Thể. Còn Kinh nguyện Thánh Thể – Thánh lễ Trẻ em mẫu II và mẫu III thì thích hợp hơn với các trẻ đã được học biết về các bí tích và làm quen với Phụng vụ Thánh lễ.
VII/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ CHO NHỮNG NHU CẦU KHÁC NHAU
“Kinh nguyện Thánh Thể cho những nhu cầu khác nhau” có thể được chọn sử dụng vào những ngày thường trong tuần và khi một trong những Bài lễ “Thánh lễ cho những nhu cầu khác nhau” được cử hành. Một cách cụ thể hơn, chúng ta theo sát hướng dẫn trong Nghi thức Thánh lễ như sau:
(1) Mẫu thứ I “Hội Thánh Trên đường Hiệp nhất” thích hợp với các Bài lễ: cầu cho Hội Thánh, cho đức giáo hoàng, cho đức giám mục, cho việc bầu chọn đức giáo hoàng hay đức giám mục, cho Công nghị hay Thượng Hội đồng, cầu cho các linh mục, linh mục cầu cho chính mình hoặc cho các thừa tác viên của Hội Thánh, trong các cuộc hội họp thiêng liêng hay mục vụ;
(2) Mẫu thứ II “Thiên Chúa Dẫn Đưa Hội Thánh Trên Đường Cứu Độ” thích hợp với các Bài lễ: cầu cho Hội Thánh, cầu cho ơn gọi chức thánh, cầu cho giáo dân, cầu cho gia đình, cầu cho tu sĩ, cầu cho ơn gọi đời sống tu trì, xin ơn đức ái, cầu cho những người thân và bạn hữu và để tạ ơn Chúa;
(3) Mẫu thứ III “Chúa Giêsu Là Đường Dẫn Tới Chúa Cha” thích hợp với các Bài lễ: cầu cho việc Phúc Âm hoá các dân tộc, cầu cho các Kitô hữu chịu đau khổ vì bị bách hại, cầu cho quê hương hay thành phố, cầu cho nhà cầm quyền, cầu cho hội nghị các vị lãnh đạo các quốc gia, cầu cho năm mới và cầu cho sự thăng tiến các dân tộc;
(4) Mẫu thứ IV “Chúa Giêsu Đi Khắp Nơi Ban Phát Ơn Lành” thích hợp với các Bài lễ: cầu cho những người di dân và bị lưu đày, cầu cho những người lao nhọc trong thời lỳ đói khổ hay bị đói kém, cầu cho những người gây đau khổ cho chúng ta, cầu cho những người bị giam giữ, cầu cho các tù nhân, cầu cho những người đau yếu, cầu cho những người hấp hối, xin ơn chết lành và cầu cho bất cứ nhu cầu nào.
[1] X. Peter Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite (San Francisco: Ignatius Press, 2004), no. 285.
[2] X. Paul Turner, Let Us Pray: A Guide to the Rubrics of Sunday Mass (Collegeville: The Liturgical Press, 2012), no. 556.
[3] Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite, no. 287.
[4] Turner, Let Us Pray, no. 557.
[5] X. Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite, no. 289.
[6] Các Bài lễ thuộc “Thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời” bao gồm: I. An táng; II. Giỗ; III. Các dịp khác (1. Cầu cho một người đã qua đời; 2. Cầu cho nhiều hoặc mọi người đã qua đời); IV. Lời nguyện cho những trường hợp đặc biệt (1. Cầu cho Đức giáo hoàng; …14. Cầu cho thân nhân và ân nhân); V. An táng trẻ em (X. Sách Lễ Rôma [1992], “Mục Lục Tổng Quát”, 1071)
[7] X. McNamara, “Thánh lễ an táng và Thánh lễ cầu hồn khác nhau thế nào?” (29/10/2014), dg. Nguyễn Trọng Đa, conggiao.info; Phạm Đình Ái, “Vấn đề nêu ‘một lô’ ý lễ trong Kinh nguyện Thánh Thể,” trong Nhìn lại một số Vấn đề Phụng vụ tại Việt Nam (1), 175– 184.
[8] X. Lawrence E. Mick, Worshiping Well (Collegeville: The Liturgical Press, 1997), 77; Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite, no. 291; McNamara, “Mentioning the Saint of the Day” (09 June 2015), ewtn.com.
[9] X. McNamara, “Thánh lễ an táng và Thánh lễ cầu hồn khác nhau thế nào?” (29/10/2014), dg. Nguyễn Trọng Đa, conggiao.info.
[10] X. McNamara, “When Eucharistic Prayer IV Can Be Used” (22 Nov. 2005), ewtn.com; “Elevating the Host and Chalice” (15 May 2012), ewtn.com.
[11] X. Paul Turner, Ars Celebrandi (Collegeville: The Liturgical Press, 2021), Kindle, 21-22.
[12] Ibid.
BÀI 28: CHỌN LỰA KINH NGUYỆN THÁNH THỂ
I/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ I
1) Kinh nguyện Thánh Thể I nên được sử dụng vào những ngày: (1) có kinh “Hiệp thông cùng Hội Thánh” riêng (Communicantes); (2) hoặc trong những Thánh lễ có kinh “Vì vậy, lạy Chúa, xin vui lòng chấp nhận lễ vật…” riêng (Hanc igitur): chẳng hạn lễ Giáng sinh, lễ Hiển linh, lễ Vọng Phục sinh, lễ Chúa Thăng Thiên, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống; (3) ngày lễ kính các tông đồ hoặc vào những ngày lễ các thánh được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể này; (4) cũng nên dùng kinh ấy trong các Chúa nhật, trừ khi vì lý do mục vụ thấy nên sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể III (QCSL 365a).[1]
2) Cử hành một số phần như sau: (1) Trong phần “Cầu cho người còn sống”, tư tế có thể đọc lớn tiếng tên của người mà ngài muốn cầu nguyện cho (“Lạy Chúa, xin nhớ đến (những) người con của Chúa là…”). Ngài nên dừng lại giây lát để cộng đoàn có thể nhớ đến những người mà họ muốn cầu nguyện cho (x. NTTL 85);[2] (2) Trong phần “Hiệp thông cùng Hội Thánh”, chủ tế nêu tên tất cả các thánh được liệt kê, nhưng cũng có thể bỏ bớt các vị trong ngoặc (là Giacôbê, Gioan, Tôma, Giacôbê, Philipphê, Bartôlômêô, Matthêu, Simon và Tađêô, Linô, Clêtô, Clementê, Sixtô, Cornêliô, Cyprianô, Laurensô, Crisôgônô, Gioan và Phaolô, Cosma và Đamianô) và không được thêm bất kỳ tên của vị thánh nào khác (NTTL 86; QCSL 275a).[3] Những chỗ kết trong phần “Hiệp thông cùng Hội Thánh” / “Các kinh Hiệp thông riêng” mà ghi “Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen” thì tư tế chắp tay lại đọc: “Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen”, nhưng cũng có thể bỏ qua bản văn và cử điệu này (NTTL 86-87).[4]
II/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ II
1) Vì những đặc điểm riêng, Kinh nguyện Thánh Thể II được sử dụng thường xuyên vào các ngày trong tuần hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như Thánh lễ đồng tế vì hầu hết các linh mục đều thuộc lòng kinh nguyện này. Mặc dù có kinh Tiền tụng riêng, nhưng Kinh nguyện Thánh Thể II cũng có thể đọc với những kinh Tiền tụng khác, nhất là với những kinh Tiền tụng nhắc lại vắn tắt mầu nhiệm cứu độ, ví dụ: với những kinh Tiền tụng chung (x. NTTL 99). Kinh Tiền tụng thuộc về Kinh nguyện Thánh Thể II tạo cảm giác giống như một “biểu thức đức tin” vắn gọn của cộng đoàn Tân Ước. Cho nên Kinh này rất giống kinh Tin kính (Credo) vẫn được đọc trong các Chúa nhật và lễ trọng. Vì thế, tốt nhất không nên đọc Kinh nguyện Thánh Thể II vào Chúa nhật/lễ trọng hoặc khi đã đọc kinh Tin kính rồi, để tránh sự trùng lặp không cần thiết (x. QCSL 365b).[5]
2) Nếu đọc Kinh nguyện Thánh Thể này trong Thánh lễ sử dụng Bài lễ “Thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời” (với lễ phục tím),[6] chủ tế mới có thể dùng công thức riêng cầu cho người quá cố được ghi sẵn ở trong khung [“Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là… mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra…”] và ngay trước câu kinh “Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con” (x. NTTL 105; QCSL 365b). Khi sử dụng Bài lễ khác, dù hôm ấy có người xin lễ cầu cho người thân của họ đã qua đời, tư tế vẫn không đọc công thức: “Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là…” và càng không được nêu ‘một lô’ các linh hồn trong Kinh nguyện Thánh Thể, chỉ có thể nhắc đến ý lễ/tên của người quá cố ở đầu Thánh lễ và/hoặc trong lời nguyện tín hữu.[7]
III/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ III
1) Kinh nguyện Thánh Thể III không có kinh Tiền tụng riêng, do đó tùy theo Thánh lễ được cử hành, có thể chọn kinh Tiền tụng cho phù hợp. Hết sức khuyến khích sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể III vào các dịp (QCSL 365c): (1) Chúa nhật, lễ trọng và lễ kính; (2) Lễ kính nhớ các thánh, lễ quan thày của giáo xứ hay đoàn thể vì Kinh nguyện Thánh Thể III được trù liệu để có thể nêu tên vị thánh kính nhớ theo ngày hay thánh quan thày của bất cứ tổ chức nào nếu muốn; (3) Ngày lễ Chúa Thánh Thần hay lễ Chúa Ba Ngôi vì nội dung của Kinh nguyện Thánh Thể III hướng nhiều về Chúa Thánh Thần và Chúa Ba Ngôi; (4) Khi muốn nhấn mạnh đến bản chất đại đồng của Công giáo vì trong Kinh nguyện Thánh Thể III có câu “không ngừng quy tụ một dân riêng, để từ đông sang tây họ dâng lên Chúa một hiến lễ tinh tuyền” (NTTL 108, 113).[8]
2) Việc chèn tên của người quá cố và tên của vị thánh vào Kinh nguyện Thánh Thể III được áp dụng như sau: (1) Nếu đọc Kinh nguyện này trong Thánh lễ sử dụng Bài lễ “Thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời” (với lễ phục tím), chủ tế mới có thể dùng công thức riêng cầu cho người quá cố, vào đúng chỗ của nó, nghĩa là sau những lời “Lạy Chúa là Cha nhân từ, xin cho đoàn con của Chúa đang tản mác khắp nơi được quy tụ tất cả về bên Chúa” (NTTL 113; x. QCSL 365c). Khi sử dụng Bài lễ khác, dù hôm ấy có người xin lễ cầu cho người thân của họ đã qua đời, tư tế vẫn không được đọc công thức: “Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là…” và càng không được nêu ‘một lô’ các linh hồn trong Kinh nguyện Thánh Thể, nhưng có thể nhắc đến tên của người quá cố/ý lễ ở đầu Thánh lễ và/hoặc trong lời nguyện tín hữu;[9] (2) (a) Muốn đề cập đến tên thánh mừng kính trong ngày hoặc tên vị thánh bảo trợ hay không thì được coi là tùy chọn. Tuy nhiên, tư tế không nên thường xuyên bỏ qua mà không đọc gì cả, bởi vì việc đề cập đến tên các thánh như thế bổ sung một điều gì đó cụ thể/đặc biệt liên quan đến những người tham dự phụng vụ, địa điểm, và hoàn cảnh ở đó. (b) Vì vậy, có thể luôn luôn đề cập đến tên các vị thánh mừng kính trong ngày hoặc tên của vị thánh bổn mạng, ngay cả khi Thánh lễ nhằm tôn vinh thánh nhân bị cản trở, và tư tế có thể đề cập tên của vị thánh thậm chí vào cả Thánh lễ Chúa nhật và vào những ngày trọng thể hơn. (c) Những gì đã nói về các vị thánh thì cũng được áp dụng cho á thánh, nhưng chỉ nên thực hành tại những nơi và theo các cách thức đã được thiết định bởi luật pháp mà thôi (x. CIC [1917] 1277, 2): Notitiae 14 [1978] 594-595, n. 17).
IV/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ IV
1) Kinh nguyện Thánh Thể IV phải được sử dụng cùng với kinh Tiền tụng riêng của nó, vì Kinh Nguyện này gồm chứa lời công bố tuyệt vời về lịch sử cứu độ. Như vậy, đối với các Thánh lễ của ngày lễ trọng (như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, lễ Thánh Tâm, lễ thánh Giuse…), các Chúa nhật Mùa Vọng và Mùa Chay vốn dĩ có kinh Tiền tụng riêng được quy định và buộc đọc trong ngày lễ ấy, khuyên đừng chọn sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể IV trong những trường hợp này. Kinh nguyện Thánh Thể IV cũng gồm chứa những cụm từ trong Tin Mừng theo Thánh Gioan và có thể được sử dụng rất tốt nếu muốn làm âm vang một vài khía cạnh của Tin Mừng theo ngày lễ. Bởi thế, Kinh nguyện Thánh Thể IV được khuyến khích chọn sử dụng vào: (1) các ngày Chúa nhật Thường niên; (2) các Thánh lễ hàng ngày Mùa Thường Niên; (3) các Thánh lễ hàng ngày trong Mùa Vọng và Mùa Chay; (4) các Thánh lễ ngoại lịch; (5) Thánh lễ cho các nhóm nhỏ (QCSL 365d).[10]
2) Do cấu trúc của Kinh nguyện Thánh Thể IV, không thể xen vào công thức riêng cầu cho người quá cố. Vì thế, nếu muốn cử hành Thánh lễ với Bài lễ “Thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời” (lễ phục tím), không nên sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể IV (QCSL 365d).
V/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ HÒA GIẢI
1) Hai mẫu Kinh nguyện Thánh Thể Hòa Giải chứa đựng những tâm tình thích ứng với bầu khí Mùa Chay, nhưng chúng cũng được sử dụng một cách rất lợi ích cho tâm hồn tín hữu bất cứ khi nào Sách Thánh/Bài lễ nói về sự tha thứ và hòa giải. Kinh nguyện Thánh Thể Hòa Giải thường chứng tỏ rất phù hợp trong những dịp hành hương, tĩnh tâm và linh thao, vì đây là thời gian đôn đốc người ta hòa giải với Chúa và khám phá lòng thương xót của Ngài.[11]
2) Vì có nội dung diễn tả từ kinh nghiệm chia rẽ trên thế giới đến lòng khao khát được giao hòa, Kinh nguyện Thánh Thể Hòa Giải mẫu thứ II là một chọn lựa tốt cho Thánh lễ cử hành vào những thời kỳ xã hội dân sự bất ổn (chiến tranh, dịch bệnh); hoặc khi cộng đoàn cử hành Thánh lễ với các Bài lễ sau: “Cầu cho việc hòa giải”; “Cầu cho hòa bình và công lý”; “Thời chiến tranh hỗn loạn”; “Xin ơn tha tội”; “Cầu xin ơn bác ái”; “Mầu nhiệm thánh giá”; “Thánh Thể”; “Máu Thánh Chúa Giêsu”.[12]
3) Mặc dù các Kinh nguyện Thánh Thể Hòa Giải có kinh Tiền tụng riêng, nhưng chúng ta được phép sử dụng chúng với kinh Tiền tụng khác có nói đến chủ đề thống hối và trở lại, chẳng hạn với các kinh Tiền tụng Mùa Chay.
VI/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ DÀNH CHO THÁNH LỄ VỚI TRẺ EM
Kinh nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ với Trẻ em nên sử dụng trong trường hợp số trẻ em chiếm phần lớn trong cộng đồng phụng vụ. Kinh nguyện Thánh Thể – Thánh lễ Trẻ em mẫu I thích hợp hơn với các em vừa mới được giới thiệu/học hỏi về bí tích Thánh Thể. Còn Kinh nguyện Thánh Thể – Thánh lễ Trẻ em mẫu II và mẫu III thì thích hợp hơn với các trẻ đã được học biết về các bí tích và làm quen với Phụng vụ Thánh lễ.
VII/ KINH NGUYỆN THÁNH THỂ CHO NHỮNG NHU CẦU KHÁC NHAU
“Kinh nguyện Thánh Thể cho những nhu cầu khác nhau” có thể được chọn sử dụng vào những ngày thường trong tuần và khi một trong những Bài lễ “Thánh lễ cho những nhu cầu khác nhau” được cử hành. Một cách cụ thể hơn, chúng ta theo sát hướng dẫn trong Nghi thức Thánh lễ như sau:
(1) Mẫu thứ I “Hội Thánh Trên đường Hiệp nhất” thích hợp với các Bài lễ: cầu cho Hội Thánh, cho đức giáo hoàng, cho đức giám mục, cho việc bầu chọn đức giáo hoàng hay đức giám mục, cho Công nghị hay Thượng Hội đồng, cầu cho các linh mục, linh mục cầu cho chính mình hoặc cho các thừa tác viên của Hội Thánh, trong các cuộc hội họp thiêng liêng hay mục vụ;
(2) Mẫu thứ II “Thiên Chúa Dẫn Đưa Hội Thánh Trên Đường Cứu Độ” thích hợp với các Bài lễ: cầu cho Hội Thánh, cầu cho ơn gọi chức thánh, cầu cho giáo dân, cầu cho gia đình, cầu cho tu sĩ, cầu cho ơn gọi đời sống tu trì, xin ơn đức ái, cầu cho những người thân và bạn hữu và để tạ ơn Chúa;
(3) Mẫu thứ III “Chúa Giêsu Là Đường Dẫn Tới Chúa Cha” thích hợp với các Bài lễ: cầu cho việc Phúc Âm hoá các dân tộc, cầu cho các Kitô hữu chịu đau khổ vì bị bách hại, cầu cho quê hương hay thành phố, cầu cho nhà cầm quyền, cầu cho hội nghị các vị lãnh đạo các quốc gia, cầu cho năm mới và cầu cho sự thăng tiến các dân tộc;
(4) Mẫu thứ IV “Chúa Giêsu Đi Khắp Nơi Ban Phát Ơn Lành” thích hợp với các Bài lễ: cầu cho những người di dân và bị lưu đày, cầu cho những người lao nhọc trong thời lỳ đói khổ hay bị đói kém, cầu cho những người gây đau khổ cho chúng ta, cầu cho những người bị giam giữ, cầu cho các tù nhân, cầu cho những người đau yếu, cầu cho những người hấp hối, xin ơn chết lành và cầu cho bất cứ nhu cầu nào.
[1] X. Peter Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite (San Francisco: Ignatius Press, 2004), no. 285.
[2] X. Paul Turner, Let Us Pray: A Guide to the Rubrics of Sunday Mass (Collegeville: The Liturgical Press, 2012), no. 556.
[3] Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite, no. 287.
[4] Turner, Let Us Pray, no. 557.
[5] X. Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite, no. 289.
[6] Các Bài lễ thuộc “Thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời” bao gồm: I. An táng; II. Giỗ; III. Các dịp khác (1. Cầu cho một người đã qua đời; 2. Cầu cho nhiều hoặc mọi người đã qua đời); IV. Lời nguyện cho những trường hợp đặc biệt (1. Cầu cho Đức giáo hoàng; …14. Cầu cho thân nhân và ân nhân); V. An táng trẻ em (X. Sách Lễ Rôma [1992], “Mục Lục Tổng Quát”, 1071)
[7] X. McNamara, “Thánh lễ an táng và Thánh lễ cầu hồn khác nhau thế nào?” (29/10/2014), dg. Nguyễn Trọng Đa, conggiao.info; Phạm Đình Ái, “Vấn đề nêu ‘một lô’ ý lễ trong Kinh nguyện Thánh Thể,” trong Nhìn lại một số Vấn đề Phụng vụ tại Việt Nam (1), 175– 184.
[8] X. Lawrence E. Mick, Worshiping Well (Collegeville: The Liturgical Press, 1997), 77; Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite, no. 291; McNamara, “Mentioning the Saint of the Day” (09 June 2015), ewtn.com.
[9] X. McNamara, “Thánh lễ an táng và Thánh lễ cầu hồn khác nhau thế nào?” (29/10/2014), dg. Nguyễn Trọng Đa, conggiao.info.
[10] X. McNamara, “When Eucharistic Prayer IV Can Be Used” (22 Nov. 2005), ewtn.com; “Elevating the Host and Chalice” (15 May 2012), ewtn.com.
[11] X. Paul Turner, Ars Celebrandi (Collegeville: The Liturgical Press, 2021), Kindle, 21-22.
[12] Ibid.
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024