Cái chết tử đạo của 7 tu sĩ Trapist Tibhirine (2)
Phỏng vấn đan sĩ Jean Pierre Schumacher, về cái chết của 7 tu sĩ Trapist tại Tibhirine bên Algeria cách đây 15 năm
Cách đây 15 năm ngày 21-5-1996 bẩy đan sĩ dòng Trapist của đan viện Tibhirine bên Algeria đã bị bắt cóc và bị sát hại. Đã chỉ có hai tu sĩ thoát chết, trong đó có cha Amédée và thầy Jean Pierre Schumacher, vì Nhóm Hồi võ trang Algerie tưởng trong tu viên chỉ có từng ấy người. Cuộc sống và cái chết của cha Christian de Chergé Bề trên đan viện và 6 tu sĩ khác đã được đạo diễn Xavier Beauvois quay thành phim tựa đề ”Các người của Thiên Chúa”. Cuốn phim đã được giải thưởng điện ảnh Cesar là một loại Oscar điện ảnh của Pháp, và đã là phim đem lại nhiều tiền lời nhất năm 2010. Chi phí đóng phim là 100 triệu Euros, nhưng khi trình chiếu đã thu được 229 triệu Euros.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn phần hai của bài phỏng vấn thầy Jean Pierre Schumacher về cái chết của 7 đan sĩ Tibhirine.
Hỏi: Thưa thầy Schumacher, chuyện gì đã xảy ra vào chiều ngày 7 tu sĩ bị bắt cóc tại đan viện Tibhirine bên Algeria?
Đáp: Vào chiều hôm đó tôi ở trong phòng giữ cửa đan viện. Vào khoảng một giờ đêm tôi thức giấc, vì nghe tiếng nói ồn ào trước cửa chính, vì toán bắc cóc đã vào bên trong. Tôi lại gần cửa sổ và nhìn thấy một người trong bọn họ đi thẳng lại phòng của thầy Luc. Nhưng đây là điều bất thường, vì khi họ muốn tìm bác sĩ, thì họ gọi cửa bên ngoài. Và tôi nghe tiếng cha Christian hỏi: ”Ai là trưởng nhóm?” Tôi tự nhủ cha đã thấy họ trước tôi và đã mở cửa cho họ để cho họ những gì họ muốn. Chừng 15 phút sau tôi nghe tiếng cánh cửa quay ra đường đóng lại và tôi nghĩ là nhóm người đó đã đi. Một chút sau đó cha Amédée gõ cửa phòng và nói với tôi: ”Các tu sĩ đã bị họ bắt cóc rồi”. Chắc là họ đã đi ra cửa phía sau tu viện, bởi nếu không thì tôi đã trông thấy các vị.
Hỏi: Khi ấy thầy cảm thấy gì?
Đáp: Câu hỏi tôi đặt ra ngay lúc đó là nếu tôi đã nghe và trông thấy các tu sĩ đi ra thì tôi sẽ làm gì? Ở lại hay chạy theo và cùng đi với họ? Tôi vẫn chưa có câu trả lời. Nếu đã xảy ra như thế thì thật không dễ mà quyết định. Nhưng tôi đã có cảm tưởng là mình sẽ chạy theo.
Cha Amédée nói với tôi rằng họ sẽ không giết các tu sĩ đâu, bởi vì nếu muốn họ đã có thể làm ngay lập tức. Ban đêm rất khó di chuyển trên núi và bởi vì có một trạm kiểm soát trên đồi gần đó. Ngoài ra, tu huynh Luc đã 82 tuổi và một tu huynh khác vừa mới được thông tim 6 lần ở nhà thương về. Đi bộ với những người như thế chắc chắn là không dễ dàng. Chúng tôi đã nghĩ là họ dùng các vị cho một chuyện gì đó. Trong khi chờ đợi chúng tôi cảm thấy mình hoàn toàn cô đơn. Thế là cộng đoàn tan rã. Chúng tôi đã hy vọng là nhóm bắt cóc mau chóng trả tự do cho các tu sĩ, bởi vì nếu họ không trở về thì cuộc sống đan viện coi như chấm dứt.
Hỏi: Các kẻ bắt cóc có phải thuộc nhóm hồi vũ trang Algeria GIA hay không?
Đáp: Người giữ cổng đan viên đã kể cho tôi nghe rằng trước hết họ đã gặp ông và nói rằng họ muốn gặp bác sĩ, lấy cớ là họ có hai người bị thương nặng. Ông ta trả lời rằng các tu sĩ cấm ông ta không được canh cổng đan viện ban đêm. Và đây là điều thật, để tránh các vấn đề cho gia đình ông ta và cho chính ông, trong trường hợp xảy ra chuyện không may, như có vụ tấn công đan viện chẳng hạn... Nhưng nhóm người đó đã năn nỉ. Khi đó ông gác cổng mới ra khỏi mhà ở sân trước để đến đan viện, nhưng ông đụng một nhóm đã ở bên trong sân rồi. Khi đến trước cửa lớn ông gặp môt toán khác nữa đã bắt giữ cha Christian. Khi đó cha Christian mới hỏi ai là người chỉ huy. Một trong những kẻ bắt cóc chỉ vào người đầm đầu và nói: ”ông này là người chỉ huy, hãy vâng lời ông ta”. Một người khác hỏi ông gác cổng: ”Họ là 7 người phải không?” Ông gác cổng trả lời: ”Ông nói đúng”. Nhưng thật ra chúng tôi là 9 người tất cả. Chắc chính nhờ thế mà tôi và cha Amédé đã không bị bắt. Vì sau khi bắt 7 vị họ không lục soát toàn đan viện nữa.
Hỏi: Nhưng riêng thầy, thì thầy nghĩ sao? Đó đã là quân đội hay lực lượng GIA?
Đáp: Chúng tôi chỉ biết điều đã xảy ra cho đan viện. Còn lại chúng tôi cũng thắc mắc như tất cả mọi người. Cuộc điều tra vẫn tiếp tục. Người canh cổng đan viện đã kể với tôi rằng khi họ đi xuống, thì một người trong bọn nói với một người khác: ”Hãy đi tìm một cái dây, nó sẽ thấy ai là tổ chức GIA, bởi vì họ muốn cắt cổ ông ta, nhưng ông đã thoát được.
Hỏi: Sau nhiều năm như vậy mà người ta đã không tìm ra lý do của vụ bắt cóc hay sao thưa thầy?
Đáp: Không ai thấy rõ lý do. Trong một thông cáo phổ biến trên đài phát thánh Medi I, lực lượng GIA đã đưa ra lý do như sau: ”Người dân theo đạo, khi tiếp xúc với các tu sĩ này, bởi vì họ có các liên lạc và đã ra khỏi đan viện, mà đáng lý ra họ đã không được phép làm như vây. Họ đáng chết. Chúng tôi có quyền xử tử họ”. Đấy là một trong các lý do. Chính những người hồi cuồng tín đã nói điều đó. Sau đó có các lý do khác đã được thêm vào, nhưng là các giả thuyết, trong khi chờ đợi phán quyết của thẩm phán điều tra vụ bắt cóc và sát hại các tu sĩ.
Hỏi: Thầy đã sống cái bí ẩn này như thế nào?
Đáp: Chúng tôi muốn biết ai đã giết các đan sĩ, và xác họ đã được chôn cất ở đâu. Chúng tôi muốn biết điều đó, nhưng mọi sự ở đây đều ban bình. Nó không thay đổi gì đối với cái chết của các người anh em của chúng tôi. Các vị đã chết vì các lý do mà các vị đã lựa chọn ở lại. Các vị đã sẵn sàng hiến mạng sống cho việc này.
Hỏi: Có thể hy vọng coi cái chết của các vị là cái chết tử đạo không? thưa thầy Schumacher?
Đáp: Một vài người đã làm, nhưng đây không phải là tâm tình của chúng tôi. Chúng tôi đã không ước mong như vậy, và chúng tôi cũng không sống tại đó cho điều này. Chúng tôi đã ở trong bàn tay của Thiên Chúa. Chính vì thế mà khi sống tình trạng tâm hồn đó, các anh em của chúng tôi đã chết. Tôi phải thừa nhận và nói rằng chúng tôi đã không bị chấn động một cách thái qúa. Dĩ nhiên, biến cố này để lại dấu vết, nó gây ra đau đớn... Nhưng người ta biết tại sao. Chúng tôi tất cả đã sẵn sàng cho điều này! Cuộc sống chỉ là một cuộc vượt qua, trong một cách thế này hay cách thế khác nó chấm dứt. Sau đó chúng ta đi đến với Chúa.
Hỏi: Cuốn phim của nhà đạo diễn Xavier Beauvois đã được linh hứng bởi sự hy sinh của các tu sĩ, có thể là men hòa giải giữa các tín hữu Hitô và các tín hữu Hồi không, thưa thầy?
Đáp: Chắc chắn rồi. Gương của các tu sĩ, trong tương quan của họ với người hồi giáo, cho thấy người ta có thể trở thành anh em thật sự với nhau, một cách sâu đậm, chứ không phải chỉ là điều hời hợt bề ngoài. Một cách sâu đậm trước mặt Thiên Chúa. Một vài người đã sống điều này. Và đây không phải là chuyện hiếm. Khi các tín hữu kitô trông thấy họ, họ nhận ra rằng các tín hữu hồi cũng là người như các người khác. Một vài người rất tốt: người ta nhận ra các giá trị của sự tiếp đón, lịch thiệp, và ân cần. Cũng như các giá trị của sự hiệp nhất với Thiên Chúa, của lời cầu nguyện hàng ngày. Các tín hữu hồi có các tương quan với Thiên Chúa đôi khi rất gây ngạc nhiên, và họ là các gương mẫu đích thật đối với các tín hữu kitô chúng ta. Có một người hồi bạn của cha Christian, đã hy sinh mạng sống cho cha, nói với cha rằng: người kitô không biết cầu nguyện... Họ có lòng bác ái, họ rất có tinh thần phục vụ, nhưng cha không thấy họ cầu nguyện bao giờ. Nhiều tín hữu kitô có thể hiểu được anh ta.
Hỏi: Thầy có cảm thấy sự thù ghèt hay cay đắng sau vụ sát hại 7 tu sĩ của đan viện Tibhirine không? Và thầy giải thích thái độ đối nghịch của vài người hồi đối với các kitô hữu như thế nào?
Đáp: Không. Tôi không có các tâm tình ấy. Các thái độ cứng cỏi ấy đến từ những người hồi cuồng tín. Còn các người hồi đích thực thì nói: chúng tôi không phải như vậy. Họ xấu hổ vì những gì đã xảy ra cho 7 tu sĩ của đan viện. Đó không phải là tôn giáo. Đàng khác, người ta đã không biết chúng tôi đủ. Người ta nhận thức chúng tôi qua những kẻ bạo lực và điều này tạo ra một khuynh hướng co cụm trong những người giống nhau và sợ hãi các giao tiếp. Giải pháp cho vấn đề đó là phải vun trồng tình bạn, cả khi có nguy cơ bị lừa đi nữa.
Hỏi: Bị lừa sao?
Đáp: Vâng. Có người nói tới sự trao đổi hai chiều, nhưng người ta thấy ít hay không thấy gì xảy ra cả: tại các nước tây âu các tín hữu hồi được phép xây đền thờ, trong khi tại các nước hồi giáo các kitô hữu không được phép xây nhà thờ...
Hỏi: Người ta hay tố cáo các kitô hữu là ”khù khờ” trước người hồi. Thầy có đồng ý không?
Đáp: Đây không phải là vấn đề. Chúng tôi gặp nguy cơ vì trung thành với đức tin. Phúc Âm có viết: ”Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”. Rất thường khi chúng ta bị thiệt thòi. Cần phải nhớ điều đó. Nhưng cũng xảy ra là có phản ứng. Và khi xảy ra như vậy, thì đó là tương tác hai chiều, và việc thừa nhận nhau có thể dẫn đi xa lắm.
(Avvenire 27-2-2011)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô