Các đạo sĩ đến Bêlem nhờ đi theo ngôi sao hay một thiên thần?
TGPSG / Aleteia -- Một số vị thánh cho rằng có thể là một vị ‘thiên thần ánh sáng’ nào đó đã dẫn các đạo sĩ phương Đông đến với Chúa Hài Đồng, chứ không phải là một ngôi sao thực sự.
Trong những năm gần đây, các nhà thiên văn học đã dành nhiều thời gian để cố gắng xác định một loại nhiễu động thiên thể nào đó đã xảy ra trên bầu trời đêm lúc Chúa Giêsu sinh ra đời.
Những quan sát về thiên thể như vậy hẳn là rất hấp dẫn và có thể đưa ra những lời giải thích nào đó về cách thức các đạo sĩ phương Đông đã đi theo để đến được Bêlem mà tôn kính vị vua mới sinh.
Nhưng lại cũng có một lối giải thích khác, muốn coi ‘ngôi sao’ chính là một ‘thiên thần ánh sáng’ nào đó. Thánh Gioan Kim Khẩu là một trong những nhà thần học mạnh mẽ ủng hộ lối giải thích này, vì ‘ngôi sao lạ lùng ấy’ đã có khả năng hướng dẫn các đạo sĩ tới một điểm đến rất cụ thể. Thánh nhân đã giải thích lý lẽ của mình trong một bài giảng của ngài.
Theo Thánh nhân thì ngôi sao này rất khác thường, hay đúng hơn, hoàn toàn không phải là một ngôi sao, mà là một sức mạnh vô hình nào đó đã biến đổi thành hình dạng ngôi sao. Vì không có bất kỳ ngôi sao nào lại có thể di chuyển được như thế cả. Sao trên trời thì chỉ xuất hiện vào ban đêm; không ngôi sao có thể xuất hiện rõ ràng đến mức có thể dẫn đường cho các đạo sĩ di chuyển ngay cả vào ban ngày.
Và một ngôi sao không thể đang ở tít trên bầu trời cao mà lại có thể đột nhiên đi xuống và chỉ chính xác vào một địa điểm nhỏ bé cố định: “Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại.” (Mt 2,9). Thánh Gioan Kim Khẩu đặt câu hỏi: “Vậy thì, hãy nói cho tôi nghe, có phải ngôi sao ấy đã chỉ ra một điểm thật nhỏ bé, chỉ bằng không gian của một máng cỏ hay một nhà kho đơn sơ? Phải chăng ngôi sao đó đã rời khỏi độ cao tít tắp trên trời để đi xuống và đứng trên đầu Hài nhi Giêsu?” Ngôi sao bình thường nào có thể làm được chuyện đó?
Đây là lý do tại sao Thánh Gioan Kim Khẩu và nhiều người khác không tin đó là một ngôi sao thực sự, mà là một ‘thiên thần ánh sáng’ nào đó, đã mang hình dạng như một ngôi sao, để giúp các đạo sĩ phương Đông đến được vị trí chính xác của Chúa Hài Đồng.
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024