Bộ Giáo lý Đức tin: Người Công giáo vẫn bị cấm tham gia hội Tam điểm
BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN:
NGƯỜI CÔNG GIÁO VẪN BỊ CẤM THAM GIA HỘI TAM ĐIỂM
Vatican News
Vatican News (15.11.2023) - “Người Công giáo vẫn bị cấm tham gia hội Tam điểm” là câu trả lời của Đức Hồng Y Victor Fernandéz, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã được Đức Thánh Cha phê chuẩn, đối với câu hỏi liên quan đến vấn đề này của Đức cha Julito Cortes, Giám mục của Dumanguete ở Philippines.
Tại Giáo phận Dumanguete, trong thời gian gần đây có sự gia tăng các tín hữu tham gia vào hội Tam điểm, trước tình hình này, Đức cha Cortes đã xin ý kiến Toà Thánh để có thể giải quyết thích đáng từ quan điểm mục vụ và giáo lý.
Trong văn bản trả lời ký ngày 13/11/2023, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin cũng hướng đến Hội đồng Giám mục Philippines để “có sự phối hợp chiến lược giữa các Giám mục, bao gồm hai cách tiếp cận”.
Đầu tiên liên quan đến bình diện giáo lý. Đức Hồng Y Victor Fernandéz nhắc lại rằng: “Người Công giáo bị cấm tham gia hội Tam điểm, bởi vì không có sự hoà giải giữa giáo lý Công giáo và giáo lý của hội Tam điểm”.
Điều thứ hai liên quan đến bình diện mục vụ. Bộ Giáo lý Đức tin đề xuất với các Giám mục Philippines “tiến hành một khoá giáo lý cho tất cả các giáo xứ, liên quan đến lý do tại sao không thể hoà giải giữa đức tin Công giáo và hội Tam điểm”.
Cuối cùng, Đức Hồng Y Tổng trưởng mời gọi các Giám mục nhận ra rằng đây cũng là dịp để đưa ra tuyên bố công khai về chủ đề này.
Trong Tuyên bố được đưa ra vào tháng 11/1983, trước ngày Bộ Giáo luật mới thay thế Bộ Giáo luật 1917 có hiệu lực, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi đó là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin đã nhắc lại rằng những người Công giáo ghi danh vào hội Tam điểm là “đang ở trong tình trạng tội trọng”.
Tam điểm là một hội dựa trên sáng kiến, huyền bí và tình huynh đệ, phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, có nguồn gốc từ Anh vào năm 1717. Hội Tam điểm truyền bá một lối giáo dục có tính bí truyền, tiên phong sử dụng những biểu tượng và nghi lễ. Hội khuyến khích thành viên hành động vì sự tiến bộ nhân loại, nhưng để cho mỗi người lựa chọn cách để thực hành điều đó. Hội phát triển một số lượng lớn các nghi lễ và biểu tượng nhưng không phải luôn luôn được thông hiểu giữa các thành viên.
Nguồn: vaticannews.va/vi
bài liên quan mới nhất

- Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (05/3/2025): Bài 8 - Tìm Chúa Giêsu trong Đền thánh
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 152 - Xưng tội thế nào cho đúng cách? -
Phương pháp ra quyết định nhóm theo linh đạo I-Nhã -
Nguyên Lý và Nền Tảng của thánh Ignatius: Một lộ trình hướng đến một cuộc sống đầy ý nghĩa -
Thiên Chúa có phải là Ông Trời? -
Những đặc điểm của chủ thuyết nhân bản Kitô giáo -
Lý thuyết Big Bang có đủ để giải thích về nguồn gốc của vũ trụ và con người hay không? -
Giáo dục mà không chê bai: 7 câu không nên nói với trẻ -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 151 - Hiểu thế nào về các Thánh Vịnh Nguyền rủa -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 150 – Thánh lễ Chúa nhật
bài liên quan đọc nhiều

- Ban Giáo lý & Toàn bộ Giáo trình Giáo lý Hiệp Thông
-
Bộ Giáo lý Đức tin - Tuyên ngôn Fiducia Supplicans về ý nghĩa mục vụ của các chúc lành -
Tuần lễ Giáo lý - Bài 1: Con người là gì, là ai? -
Chương trình đào tạo Giáo lý viên niên khóa 2022-2023 -
Tìm hiểu về linh đạo Giáo Lý Viên -
Bộ Giáo lý Đức tin: Tuyên ngôn tín lý mở ra khả năng chúc lành cho các cặp đôi trong hoàn cảnh trái quy tắc -
Ơn gọi, căn tính và sứ mạng của giáo lý viên -
Ban Mục vụ Giáo lý TGP Sài Gòn: giới thiệu bộ sách Giáo lý Hiệp thông 2020 -
Tuần lễ Giáo lý - Bài 4: Tình yêu trong kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa -
Phỏng vấn linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền về Bộ Giáo Lý Hiệp Thông